Thắt chặt quản lý sản xuất, kinh doanh rượu

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/1/2013 | 8:55:55 AM

YBĐT - Kể từ ngày 1/1/2013, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất, kinh doanh rượu của Chính phủ có hiệu lực. Người tiêu dùng hy vọng rượu độc, rượu giả được loại trừ. Riêng người nấu và kinh doanh rượu thủ công còn đang có ý kiến khác nhau.

Qua thống kê của Bộ Y tế, năm 2012, cả nước đã có 130 vụ ngộ độc rượu và 26%  trong số đó đã tử vong. Có thể nói, rượu là mặt hàng không khuyến khích kinh doanh và phải chịu những điều kiện nghiêm ngặt nhưng lại là mặt hàng thông dụng và ít được kiểm soát nhất. Có thể mua ở bất kỳ nơi nào, các loại “cuốc lủi” này hầu hết đều được chế biến từ cồn công nghiệp và nước lã cùng một số hương liệu khác.

Nghị định 94 đã quy định rõ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, đầu tư sản xuất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát đã được phê duyệt.

Chủ đầu tư sản xuất rượu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ mội trường, phòng, chống cháy nổ và các định pháp luật khác liên quan. Sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm theo quy định của Bộ Tài chính. Rượu không được bán cho người dưới 18 tuổi. Người kinh doanh rượu phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh mua bán...

Nghị định ra đời chính là để chấm dứt tình trạng nấu rượu tràn lan, dễ dàng hơn cho việc quản lý. Vì Nghị định qui định, các hộ sản xuất rượu phải có đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm, rượu đem bán phải có nhãn mác, vận chuyển rượu ngoài đường phải có hợp đồng bán rượu của cơ sở sản xuất hợp pháp…. Các hộ sản xuất rượu bán phải xin giấy phép kinh doanh, muốn có giấy phép kinh doanh trước hết phải đăng ký chất lượng sản phẩm, được công nhận đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mỗi gia đình phải đăng ký nhãn hiệu cho rượu của mình… Mà với cung cách nấu rượu tự phát như ở nước ta thì trên thực tế không có hộ gia đình nào đang nấu rượu nhỏ lẻ đảm bảo điều kiện để thực hiện các yêu cầu trên.

Qua khảo sát một số hộ nấu rượu tại các địa phương trong tỉnh, hầu hết đều không biết đến quy định này. Nhiều địa phương nhận được văn bản Nghị định khi Nghị định đã có hiệu lực, chính quyền xã cũng chưa biết sẽ thực hiện thế nào, lực lượng nào sẽ tham gia kiểm soát, chế tài xử phạt ra sao.

Người dân thì đang đưa ra cả trăm ngàn lý do như: cả làng nấu rượu, chả nhẽ cả làng đi đăng ký kinh doanh? Mỗi ngày nấu vài chục lít rượu để dùng trong gia đình, họ hàng, lối xóm, lời lãi không đáng bao nhiêu, chủ yếu kiếm bỗng rượu nuôi lợn, nuôi cá, lẽ nào cũng phải đăng ký? Nơi có làng nghề, người dân chở rượu đi giao hàng ngày, mỗi hộ có hàng chục nhà hàng mua rượu vài chục lít một, lại phải làm hàng chục hợp đồng mua bán rượu? Nấu nhà uống thì phạt thế nào?...

Vì vậy, việc chấp hành xin giấy phép sản xuất, kinh doanh sẽ còn nhiều trở ngại. Nếu đi kiểm tra và xử phạt theo quy định thì gần như 100% hộ gia đình nấu rượu thủ công đều vi phạm.

 Khi Nghị định 94 đi vào đời sống, các cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào? Lực lượng nào được giao thực hiện và thực hiện thế nào? Khó có thể thực hiện nghiêm, bởi vì ngay từ khâu tuyên truyền, phổ biến Nghị định đến các đối tượng biết và thực hiện còn chưa làm, chưa kể tới việc phải hướng dẫn và kiểm tra thực hiện, trong lúc Nghị định đã chính thức có hiệu lực.

Việc cần thiết ban hành và thực hiện Nghị định đã rõ. Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngành chức năng, trước hết là Bộ Công Thương cần có thông tư quy định lộ trình thực hiện cụ thể, có giám sát chặt chẽ để các làng nghề, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh rượu có đủ thời gian làm các thủ tục hành chính cần thiết theo quy định mới.

Trước mắt cần đẩy mạnh việc tuyên truyền Nghị định tới các đối tượng sản xuất, kinh doanh rượu. Lực lượng quản lý thị trường phối hợp với chính quyền các địa phương cùng các trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố thực hiện việc rà soát, thống kê các hộ cũng như cơ sở nấu rượu áp theo tiêu chuẩn, ý thức chấp hành để có phân loại, xử lý.

Sau đó mới tiến hành cấp phép cho các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh rượu có nhãn hiệu. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát rượu không chỉ trong vận chuyển mà cả trong tiêu dùng ở các nhà hàng ăn uống; xây dựng các chế tài cụ thể để xử lý nghiêm các vi phạm, đưa sản xuất, kinh doanh rượu đi vào trật tự.

Đào Minh

Các tin khác

YBĐT - Đấu tranh, phòng ngừa, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các dân tộc đón tết vui tươi, an toàn là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh Yên Bái khi tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đang đến gần.

YBĐT - Văn nghệ quần chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân, đặc biệt ở các thôn, làng, bản, tổ dân phố. Tuy nhiên, trước đây, phong trào văn nghệ quần chúng mới chỉ phát triển chủ yếu ở khu vực cán bộ, công nhân viên chức và cơ quan Nhà nước.

YBĐT - Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất của mỗi đất nước. Bản Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi. Sửa đổi cho sát hợp hơn với tình hình thực tế của quốc gia, dân tộc và quốc tế.

YBĐT - Tết Nguyên đán Quý Tỵ và mùa lễ hội đang đến gần. Dù không "nóng" như địa phương khác do số lượng xe và luồng, tuyến không nhiều (Yên Bái có khoảng trên 200 đầu xe vận tải chạy các tuyến, trong đó gần 20 tuyến liên tỉnh và gần chục tuyến nội tỉnh).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục