Gặp "cha đẻ" trà giảo cổ lam Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/7/2015 | 9:45:10 AM

YênBái - YBĐT - “Đời tôi luôn khao khát làm được một việc gì đó từ chính những gì mình đã được học, giúp được nhiều người có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, giúp họ thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương...” - đó là tâm sự rất chân tình của kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Hữu Thìn - Giám đốc Công ty TNHH Đức Việt, tổ 32, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái khi ông nói v

Kỹ sư Nguyễn Hữu Thìn (người thứ 2, từ trái sang) giới thiệu giống giảo cổ lam 5 lá trồng tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.
Kỹ sư Nguyễn Hữu Thìn (người thứ 2, từ trái sang) giới thiệu giống giảo cổ lam 5 lá trồng tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.

Gian nan một thời trai trẻ

Trưởng thành từ người lính Trường Sơn. Tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội với tấm bằng loại ưu về chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch, kỹ sư Nguyễn Hữu Thìn là người có nhiều đóng góp và có nhiều sáng kiến với Công ty chè Văn Hưng: Thành lập ra các đội sản xuất, trồng chè, chăm sóc và bảo vệ vùng nguyên liệu từ những năm 1980; áp dụng tiến bộ khoa học trong nghiên cứu giống, chất lượng và thổ nhưỡng đã giúp Công ty luôn dẫn đầu về sản lượng, chất lượng và ký được nhiều hợp đồng lớn với các nước trên thị trường châu Âu, châu Á đặc biệt là Nga, Ấn Độ, I-rắc...

Khi Liên bang Xô Viết tan rã, khủng hoảng kinh tế đã đẩy ngành chè vào thế lao đao: nguyên liệu sản xuất nhiều, nhà máy ít, sản phẩm tiêu thụ chậm, không ít người dân đã chặt bỏ chè chuyển sang cây trồng khác. Ông có sáng kiến xây dựng nhà máy chè mi-ni, đặt tại cơ sở, nhân dân thu hái đến đâu, Công ty đứng ra thu mua hết đến đó, giúp người dân qua được cơn “bĩ cực”. Từ sáng kiến ấy mà những năm 2000, từ khắp Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Suối Giàng (Văn Chấn) đến Việt Thành (Trấn Yên), Tân Hương, Hán Đà, Đại Minh (Yên Bình)... nơi nào trên đất Yên Bái cũng có nhà máy chè mi-ni.

Tiếng tăm về cách làm ấy lan rộng sang Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình... đặc biệt Công ty chè Phong Hải, tỉnh Lào Cai do đồng chí Bùi Quang Vinh (nay là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm Giám đốc đã mời ông lên làm cố vấn quy hoạch, Nông trường 1A cũng mời ông về làm chuyên gia sản xuất chè đen.

- Tôi rất tiếc sau sự bùng nổ của hàng loạt nhà máy chè mi-ni, vấn đề quản lý chất lượng đã không theo kịp, mạnh ai nấy làm, công ty mở ra nhiều vô kể, người dân không còn chú trọng việc chăm sóc và thu hái, bảo đảm kỹ thuật “1 tôm 2 lá” mà họ triệt thu, cắt máy đến độ cây chè kiệt quệ... - ông vừa nói vừa nhìn xa xăm.

- Nhưng chú là người nghiên cứu ra mô hình đó, vậy chú có tính đến việc “đầu cuối” của nó không? - tôi hỏi.

- Có chứ, chuyên ngành của tôi là nghiên cứu từ khi còn là hạt giống, đến khi thu hoạch, hoàn thiện sản phẩm, bao tiêu và tái sản xuất sản phẩm, rất tiếc là tôi chưa làm được việc đó... - ông nói trong nuối tiếc.

Đó là giai đoạn ông nhớ nhất bởi giữa lúc ngành chè Yên Bái “rung” lên những tiếng “chuông” cảnh tỉnh thì Dự án trồng cà phê Ca-ti-mo được tỉnh thực hiện. Danh sách những người tham gia thực hiện dự án đầu tiên đó có tên ông - kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Hữu Thìn. Ông chia tay chè sau gần 30 năm gắn bó bắt tay vào thực hiện trồng cà phê trong điều kiện nghiên cứu thổ nhưỡng, chất lượng hạt có nhiều điều bất cập: các yếu tố khách quan, cơ chế ... Dự án không thành. Sau thất bại ấy, năm 2005, ông về nghỉ chế độ.

Đau đáu những dự định

Dù đã về nghỉ nhưng ông luôn đau đáu ý nghĩ: Người nông dân tuy làm ra nhiều sản phẩm nhưng thu nhập lại thấp, vất vả đấy nhưng vẫn nghèo, vẫn khó. Ông bảo: “Tôi mong muốn có thêm nhiều sản phẩm cây trồng đặc trưng của nông dân Yên Bái để mình tiếp tục được cộng tác và chế biến thành hàng hóa". Và ông đã bắt tay vào thực hiện mô hình sản xuất miến đậu xanh. Ông tận dụng các mối quan hệ trong thời gian học đại học, áp dụng kiến thức cơ khí trong khóa luận tốt nghiệp đại học, vay vốn ngân hàng, từ đó đặt mua máy móc thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất miến, thu mua nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thực phẩm và kết quả sản phẩm đã ra đời thành công.

Trong 5 năm, sản phẩm miến ngâu Hoàng Liên của Công ty TNHH Đức Việt  do ông làm Giám đốc đã có thương hiệu, được khách hàng ưa chuộng. Năm 2010, sản phẩm được Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn vào top 100 và trao giải thưởng sản phẩm vàng thời hội nhập. Sau khi được bình chọn, sản phẩm miến ngâu Hoàng Liên được Ban Khuyến công thành phố Yên Bái hỗ trợ 70 triệu đồng. Thành công đó trở thành động lực tiếp thêm niềm đam mê nghiên cứu hàng loạt các dự án sinh học của ông sau này.

Và câu chuyện về niềm đam mê, về những tìm tòi khám phá tiếp tục được  được ông chia sẻ: “Giữa năm 2011, “cơn sốt” thực phẩm chức năng bùng phát như một đợt “dịch” lớn. Đi đến đâu cũng thấy người ta rỉ tai nhau những sản phẩm trà, nước uống chức năng - những sản phẩm thương mại không rõ nguồn gốc, nhưng lại được nhiều người ưa thích, chọn lựa. Tôi lại trăn trở, chẳng phải Yên Bái có quá nhiều tiềm năng về dược liệu sao? Tại sao dân mình lại không tìm hiểu dùng sản phẩm trong nước và của địa phương mà cứ ưa sản phẩm “lạ”? Vậy là qua các mối quan hệ bạn bè, cộng sự và du lịch tôi quyết định đi tham quan các mô hình sản xuất dược liệu ở Trung Quốc, Đài Loan, các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng giống Yên Bái như Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn...

Trong một lần lang thang trên vùng cao xã Bản Công, huyện Trạm Tấu tôi phát hiện ra cây giảo cổ lam ở đây có nhiều. Một ý tưởng lóe lên: Trà giảo cổ lam - ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, giải độc là đây, rõ ràng sản phẩm này phải được mang đúng tên của Yên Bái và đó cơ sở để tôi dấn thân vào làm trà giảo cổ lam ngũ diệp sâm”.

… Và thành công

Vừa làm thử nghiệm trà phục vụ cho bản thân, vừa nghiên cứu cơ chế sinh học, định tính trong giảo cổ lam Yên Bái với giảo cổ lam ở các địa phương khác, làm đến đâu ông tra cứu sách khoa học, hỏi các ý kiến các kỹ sư đầu ngành về sinh học, an toàn thực phẩm. Đến cuối năm 2012, sản phẩm đầu tay Trà thảo dược giảo cổ lam ngũ diệp sâm của ông chính thức hoàn thiện. 

Nói về những ngày đầu chuẩn bị ra mắt sản phẩm, ông cho biết: “Nếu chỉ trông chờ vào nguồn nguyên liệu tự nhiên thì khó mà ổn định. Tôi nghĩ, phải bảo tồn loại giống này và xây dựng một vùng nguyên liệu, vừa giúp cho Công ty có nguồn nguyên liệu ổn định, nhiều người tham gia trồng sẽ có thêm thu nhập, có việc làm tại ngay chính trên mảnh đất của mình. Tôi tìm hiểu, phân tích chu trình phát triển và điều kiện sinh thái của loại cây này: độ ẩm luôn ổn định 80%, nhiệt độ thấp dưới 30oC, cây sống ở dưới những tán rừng thưa...”.

Sau 2 năm ông đã thành công trong việc trồng, phát triển, chế biến cây giảo cổ lam 5 lá (ngũ quế) với chất lượng đã được Viện Thực phẩm chức năng Trung ương kiểm định. Niềm vui như vỡ òa khi ngày công bố sản phẩm được rất nhiều khách hàng yêu thích chọn lựa; sản phẩm được Cục trưởng Công nghiệp địa phương chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2014; Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014; nhiều công ty dược lớn như: Công ty Dược phẩm Hà Nam, Công ty Dược phẩm Traphaco đặt hàng phân phối sản phẩm của ông. Từ niềm đam mê này ông quyết tâm gác bỏ dây chuyền miến đậu xanh sang một bên, tập trung toàn bộ tinh lực cho việc nghiên cứu, đầu tư vùng nguyên liệu cho sản phẩm Trà giảo cổ lam.

Bao bì sản phẩm Trà giảo cổ lam ngũ diệp sâm Yên Bái.

Giấy chứng nhận của Cục Công nghiệp địa phương và UBND tỉnh Yên Bái về sản phẩm Trà giảo cổ lam ngũ diệp sâm được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu.

Hiện giờ xưởng chế biến chè giảo cổ lam của ông có 12 công nhân lao động thường xuyên với mức lương bình quân 4 triệu/người/tháng, chưa kể lực lượng lao động sản xuất nguyên liệu. Từ việc trồng nguyên liệu đã có người thu nhập gần 10 triệu/tháng, bởi với giá xuất xưởng 350.000 đồng/kg, nhưng còn chưa đáp ứng hết nhu cầu thị trường. Đến nay, vùng nguyên liệu của ông đã có mặt ở các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình... Hơn thế, đã bắt đầu có mô hình trồng giảo cổ lam làm rau ăn thành công như: hộ ông Nguyễn Công Trâm - phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, hộ gia đình anh chị Trung - Hà, Cự - Nhơn thôn Trung Sơn, xã Mông Sơn và nhiều hộ dân ở xã Việt Cường (Trấn Yên); Quân khu II còn đề nghị ông chuyển giao và cung cấp giống để các đơn vị bộ đội trồng giảo cổ lam trên đảo hồ Thác Bà để làm rau ăn cho bộ đội...

Niềm vui nối tiếp thành công, sau một thời gian sản phẩm của ông đã được nhiều đại lý trong toàn quốc xin đăng ký làm nhà phân phối. Trà sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, thậm chí không đủ cung cấp ra thị trường bán lẻ. Nhiều đoàn khách nước ngoài như Nhật, Pháp, Anh đã đến tận cơ sở của ông để thưởng trà và không ngớt lời khen ngợi vị đậm đà, nét đặc trưng riêng của giảo cổ lam Yên Bái - sản phẩm do ông nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống.

Trong Hội nghị kết nối giữa nhà phân phối và nhà sản xuất của 28 tỉnh tổ chức 2 năm 2013, 2014, sản phẩm Trà giảo cổ lam ngũ diệp sâm được đánh giá cao, sản phẩm được nhiều lãnh đạo các tỉnh đến tham quan và tìm hiểu. Dù vậy, ông vẫn trăn trở: “Khó khăn mà tôi đang băn khoăn đó là khi mình chuyển giao công nghệ cho các hộ dân ở cơ sở, thì người dân thiếu vốn để tham gia dự án, nên tôi rất mong được sự quan tâm của các tổ chức tín dụng, chính quyền tạo điều kiện giúp người dân trong dự án trồng nguyên liệu giảo cổ lam và giúp tôi có thêm điều kiện hoàn thành một sản phẩm mới là túi lọc trà giảo cổ lam ngũ diệp sâm Yên Bái đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước”.

Câu chuyện về trà, về những sáng kiến trong kinh doanh của ông Thìn đã cuốn tôi vào “mạch nguồn” say mê khoa học của ông. Tôi cảm ơn ông - người kỹ sư của nông dân, “linh hồn” của giảo cổ lam Yên Bái để về mà thầm mong cho những dự định của ông sẽ thành công hơn nữa, và hy vọng Yên Bái sẽ có nhiều bộ óc “vắt mình” cho những niềm đam mê khoa học như kỹ sư Nguyễn Hữu Thìn, để có nhiều hơn sản phẩm nông nghiệp của Yên Bái được “cất cánh” bay xa.

Thanh Thủy
(Yên Bái, tháng 6/2015)

Các tin khác
Những cặp vợ chồng người Mông kết hôn đúng độ tuổi được bà con đến dự đám cưới đông vui.

YBĐT - Người Mông thường quan niệm, con gái đi lấy chồng thì "lúc sống là người của họ nhà chồng, lúc chết cũng là ma họ nhà chồng. Do đó, con của anh trai, hay con em gái ruột và ngược lại vẫn lấy nhau được vì đã khác họ.

 

Các học viên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Yên Bái tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn.

YBĐT - Hơn 20 năm chìm đắm trong sự khoái lạc của ma túy, Vũ Văn Quang, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ không thể nhớ nổi mình đã đốt hết bao nhiêu tiền của gia đình. Nghĩ lại quãng thời gian 20 năm làm khổ vợ con, bố mẹ và người thân, trong Quang giờ đây chỉ còn lại sự ăn năn, hối hận. Đó cũng là tâm trạng chung của các học viên đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Gi

Nhân dân Bình Thuận san tạo mặt bằng để bê tông hóa đường liên thôn.

YBĐT - Sau khi kiện toàn lại đội ngũ lãnh đạo, Đảng ủy, chính quyền xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tập trung ngay vào lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị, lấy lại niềm tin với nhân dân.

Hòa giải viên thôn Đồng Mè, xã Đại Lịch (Văn Chấn) giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở.

YBĐT - Với phương châm giải quyết dứt điểm, không để "chuyện bé xé ra to", công tác hoà giải trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động đó góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư", giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong mỗi gia đình và cộng đồng thôn, xóm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục