Mông Sơn ngày mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/4/2018 | 12:53:05 PM

YBĐT - Từ trung tâm huyện Yên Bình đi gần 40km, vượt qua quãng đường với nhiều đoạn quanh co, gồ ghề, hiện lên trước mắt tôi là một Mông Sơn với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang nằm san sát. Mông Sơn giờ đây như khoác lên mình tấm áo mới, nhất là từ khi xã chính thức đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Nuôi tôm trên hồ Thác Bà đang là tiềm năng, thế mạnh hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi tôm trên hồ Thác Bà đang là tiềm năng, thế mạnh hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ nhận thức rõ, tận dụng triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Đảng bộ xã Mông Sơn đã tập trung chỉ đạo chính quyền, các đoàn thể cùng nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành kinh tế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn được Đảng bộ xã đặt lên hàng đầu. Đảng bộ xã đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp; chỉ đạo các ngành chuyên môn thường xuyên xuống các thôn theo dõi, giúp đỡ chi bộ và nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng...

Đảng bộ xã Mông Sơn có 145 đảng viên, sinh hoạt ở 12 chi bộ và là một trong những xã có đông bà con đồng bào Công giáo sinh sống (chiếm 61,2%). Bên cạnh việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung và đời sống đồng bào công giáo nói riêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã luôn chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác phát triển đảng viên là người công giáo.
 
Đồng chí Lương Xuân Hạnh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Để tạo nguồn phát triển đảng viên là người công giáo, Đảng ủy xã thường xuyên chỉ đạo các chi bộ phối hợp tổ chức rà soát, phát hiện những quần chúng ưu tú như: đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi, các thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tham gia lực lượng dân quân tự vệ… có thành tích, phẩm chất đạo đức, ý chí và nguyện vọng phấn đấu để giới thiệu cho tổ chức cơ sở Đảng xem xét, giới thiệu học các lớp cảm tình Đảng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho các đoàn viên thanh niên, giúp đỡ những quần chúng ưu tú có môi trường rèn luyện, thử thách, phấn đấu để được xét kết nạp vào Đảng”.
 
Với cách làm này, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ xã đã kết nạp được 10 đảng viên mới, trong đó có 8 đảng viên là người công giáo.

Cùng cán bộ xã đến thăm Trường Mầm non xã Mông Sơn, tôi ngỡ ngàng trước khuôn viên sạch đẹp, lớp học kiên cố, quy mô của nhà trường. Mới đây, thực hiện chủ trương của Đảng ủy xã, Trường Mầm non Mông Sơn đã sáp nhập với 2 khu trường lẻ trên địa bàn. Việc đưa trẻ đi học từ các điểm trường lẻ quen thuộc đến trường, lo lắng sẽ gặp phải khó khăn nhưng nhờ có sự tuyên truyền, vận động, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền xã, việc sáp nhập đã diễn ra thuận lợi với sự đồng thuận của bà con và các bậc phụ huynh.
 
Cô Lã Thị Diệp - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mông Sơn chia sẻ: "Toàn bộ học sinh ở hai điểm trường lẻ của thôn Làng Mới và Núi Nỳ đã sáp nhập về từ cuối năm 2017. Trẻ được phân bổ đều về các lớp với điều kiện học tập, chăm sóc, dạy dỗ tốt hơn. Đây cũng chính là điểm cộng cho nhà trường giúp các phụ huynh yên tâm, nhiệt tình ủng hộ. Đặc biệt, từ khi tuyến đường liên thôn được bê tông hóa, việc đưa đón trẻ đi học cũng thuận tiện hơn rất nhiều”.
 
Được biết, vừa qua Trường Tiểu học Mông Sơn và Trường THCS Mông Sơn cũng đã tiến hành sáp nhập. Để thực hiện tốt Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tới đây Đảng bộ xã Mông Sơn sẽ tiến hành sáp nhập 10 thôn với 1.145 hộ dân trở thành 5 thôn. Việc sáp nhập sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho phù hợp với diện tích, điều kiện địa lý, dân cư, dân tộc, tôn giáo, tập quán sinh hoạt của người dân.
 
 
Trẻ ở hai điểm trường lẻ sáp nhập về Trường Mầm non xã Mông Sơn có điều kiện học tập, chăm sóc tốt hơn.

Trong phát triển kinh tế, Đảng bộ xã Mông Sơn luôn nỗ lực, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu; tích cực hướng dẫn bà con áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất. Trước đây, bà con ở Mông Sơn luôn gieo cấy một vụ lúa và hầu như chỉ đủ phục vụ nhu cầu hàng ngày bởi một vụ nước hồ ngập sâu. Vì vậy, Đảng bộ xã đã chỉ đạo, định hướng bà con tập trung phát triển các ngành nghề khác, trong đó, nuôi trồng thủy sản là tiềm năng, thế mạnh được khai thác triệt để. Bến tôm cá thôn Tân Minh - từ sáng đến chiều lúc nào cũng tấp nập người mua người bán.
 
Gia đình ông Nguyễn Văn Đông ở thôn Trung Sơn chủ yếu sống bằng nghề nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà đã hơn chục năm nay có quy mô 20 lồng cá, mỗi năm cho thu về gần 200 triệu đồng chia sẻ: "Trồng lúa khó khăn, con em Mông Sơn bây giờ chủ yếu đi làm cho các công ty, nhà máy trên địa bàn, còn lại đa phần người dân chúng tôi đều sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy vất vả nhưng là dân vùng hồ, cái nghề này quen thuộc và gắn bó lắm! Được chính quyền, cán bộ xã quan tâm, giúp đỡ, chúng tôi cứ thế mà sản xuất, cùng nhau vươn lên xóa đói giảm nghèo”.
 
Những năm gần đây, tiềm năng nguồn lợi kinh tế từ nuôi tôm cũng được bà con Mông Sơn đánh giá là cho thu nhập cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, bà con mới chỉ có thói quen khai thác mà chưa thể đưa con tôm vào nuôi. Do đó, Đảng bộ xã đang tập trung nghiên cứu phát triển, tiến hành khảo nghiệm với mong muốn thời gian tới có thể giúp bà con đưa vào sản xuất tập trung, quy mô hơn. Ngoài ra, xã cũng tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển một số ngành nghề khác như: chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất đồ gỗ gia dụng, trồng cây ăn quả, nuôi dê trên đảo hồ Thác Bà… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc đưa ra các giải pháp đồng bộ và phát huy tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, xã Mông Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn dần được nâng lên, từ đó tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động và hoạt động văn hóa của địa phương. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở Mông Sơn mới chỉ đạt 20,4 triệu đồng/năm thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên 27,2 triệu đồng.
 
Bí thư Đảng ủy xã Mông Sơn Lương Xuân Hạnh khẳng định: "Phát huy những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, thời gian tới, Đảng bộ xã Mông Sơn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền trong việc cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành chương trình, kế hoạch trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đối với cấp ủy các chi bộ và đối với cá nhân được phân công đảm nhiệm trong tham mưu hoặc phụ trách các lĩnh vực phát triển kinh tế; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong lãnh đạo quản lý để tập trung trí tuệ, kinh nghiệm, tiềm năng của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân, nhằm tạo sự lan tỏa trong phát triển kinh tế địa phương”.

Rời Mông Sơn, hình ảnh những mẻ lưới ăm ắp cá, tôm; con đường bê tông liên thôn trải dài tít tắp; những ngôi nhà xây kiên cố đầy màu sắc, không khí phấn khởi, hăng say lao động sản xuất của bà con nhân dân các thôn, bản như hứa hẹn sự khởi đầu tốt đẹp, tươi sáng của những tháng đầu năm 2018. Tin tưởng rằng, với tâm thế, sức mạnh của sự đoàn kết, sáng tạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mông Sơn sẽ đạt được những thành công hơn nữa, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Mai Linh

Các tin khác
Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh kiểm tra kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

YBĐT - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 40 cơ sở kinh doanh được cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản, thi công công trình. 

Anh Hà Văn Hồng lắp ráp chi tiết phát vào bộ phận tiếp nhận trước khi khởi động máy bừa.

YBĐT - Dù chưa học hết lớp 7, cũng không hề qua một trường lớp đào tạo nào về cơ khí, thế nhưng anh nông dân dân tộc Tày Hà Văn Hồng ở thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đã sáng chế thành công chiếc máy bừa điều khiển từ xa vô cùng thiết thực với nhà nông. Câu chuyện về cuộc đời và những sáng chế hữu ích, thông minh của anh khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng, nể phục.

Anh Hồng kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của măng tây.

YBĐT - Thong dong trên những con đường bê tông dài tít tắp bên những ruộng lúa, ruộng ngô xanh mướt, khung cảnh làng quê Nghĩa An đẹp lạ thường. Sẽ đẹp hơn nữa nếu cuộc sống đồng bào nơi đây ngày thêm khá giả, phát triển bền vững...

Nghệ nhân Vì Văn Sang (trái) hướng dẫn thế hệ trẻ đánh cồng chiêng của dân tộc Khơ Mú.

YBĐT - Năm 2015, ông Vì Văn Sang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và trở thành một trong 3 nghệ nhân Khơ Mú tiêu biểu của vùng Tây Bắc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục