Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tiếp tục cần những giải pháp đột phá

Bài 1: Không còn “tự sản tự tiêu”

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/4/2018 | 10:41:33 AM

YênBái - YBĐT - Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Yên Bái đã tạo được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến. Mối liên kết "4 nhà” chặt chẽ hơn, hàm lượng chất xám tích tụ trong sản phẩm nhiều hơn, giá trị hiệu quả trên mỗi héc - ta canh tác đã được nâng lên rõ rệt.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm mô hình thực nghiệm trồng dưa công nghệ cao tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm mô hình thực nghiệm trồng dưa công nghệ cao tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái.


Tái cơ cấu nông nghiệp là tiếp tục cải tiến nền nông nghiệp nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của cả nước. Mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Yên Bái là phát triển nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới.
 
Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, ổn định chính trị - xã hội... Có thể khẳng định, sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Yên Bái đã cơ bản đạt được các mục tiêu.
 
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một luồng gió mát và luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhờ vậy, sản xuất nông lâm nghiệp đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất cư dân nông nghiệp.
 
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 2 năm 2016 và 2017 đạt 4,4%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 đạt gần 6.583 tỷ đồng, tăng gần 9% so với năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt 305.900 tấn, tăng 25.900 tấn so với mục tiêu Đề án. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2017 đạt trên 48.500 tấn, tăng 2.500 tấn so với mục tiêu Đề án. Trồng rừng bình quân hàng năm là 15.000 ha, đạt 115,3% so với mục tiêu Đề án.
 
Tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 là 62,8%, đạt 100,48% mục tiêu Đề án. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2017 là 33 xã, đạt 220% so với mục tiêu Đề án. Quan trọng hơn cả là đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao và gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: vùng quế, tre măng Bát độ, cam, bưởi, cá hồ Thác Bà, lúa chất lượng cao...
 
Sản xuất ngô hàng hóa ở huyện Văn Yên.
Thực hiện công cuộc tái cơ cấu, đến nay, Yên Bái đã xác định rõ nét những lĩnh vực, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh để tập trung nội lực, ngoại lực cho phát triển và đều cho "hoa thơm, trái ngọt”. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các đối tượng nuôi trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, tạo ra sự chuyển dịch căn bản về phương thức sản xuất, cũng như các hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất.
 
Kết quả của Đề án đã góp phần ổn định an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn; đồng thời, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch, hình thành vùng sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh không phải khi thực hiện Đề án tái cơ cấu Yên Bái mới làm mà nó đã được xới xáo từ nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, nó mới chỉ hình thành rõ nét, sản xuất hiệu quả từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Chẳng hạn, phát triển vùng cây ăn quả, mục tiêu của Đề án là trồng thay thế và mở rộng phát triển diện tích cây ăn quả đặc sản có thế mạnh của tỉnh theo quy hoạch, với trọng tâm là vùng cây ăn quả đặc sản có múi, quy mô khoảng 450 ha, gồm: vùng bưởi Khả Lĩnh tại 2 xã Đại Minh và Hán Đà, huyện Yên Bình 150 ha; vùng cam, quýt 300 ha tại 2 huyện: Văn Chấn 200 ha, Lục Yên 100 ha.
 
Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống cây sạch bệnh phục vụ sản xuất; áp dụng các công nghệ, quy trình kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; quảng bá, tạo dựng thương hiệu, để nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sau 2 năm thực hiện, đến hết năm 2017, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đã đạt 7.859,5 ha, đạt 82,7% kế hoạch Đề án, tăng trên 1.245 ha so với năm 2015, đặc biệt là vùng cây ăn quả có múi theo thế mạnh của địa phương (cam, quýt, bưởi) đạt trên 3.576 ha.
 
Cùng với đó, các giống cây ăn quả đặc sản theo lợi thế vùng miền đã được quan tâm đầu tư phát triển như: bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình); cam CS1, V2, bưởi Diễn, quýt đường canh (huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên...). Sản lượng quả các loại đạt 36.191 tấn, tăng 5.990 tấn so với năm 2015, trong đó sản lượng cây ăn quả có múi đạt 14.547 tấn, tăng 6.715 tấn so với năm 2015. Năng suất cây ăn quả có múi năm 2017 đạt 87,2 tạ/ha, tăng 27,2 tạ/ha so với mục tiêu của Đề án.
 
Hiệu quả sản xuất trồng cây ăn quả so với các cây trồng khác rất cao nên diện tích trồng qua 2 năm thực hiện Đề án đạt trên 1.300 ha. Lợi nhuận 1 ha bưởi Đại Minh bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm và đến năm thứ 10 đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm. Đối với cam, bắt đầu từ năm thứ 5 lợi nhuận bình quân đạt 110 triệu đồng/ha/năm, đến năm thứ 10 đạt 230 triệu đồng/ha/năm...

Trong sản xuất lúa gạo hàng hóa, đã hình thành vùng sản xuất với diện tích hàng ngàn héc - ta. Cơ cấu giống lúa đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ diện tích gieo cấy các giống lúa thuần chất lượng cao lên 60% diện tích, còn lại là lúa lai.
 
Đáng chú ý là giống lúa chất lượng cao như: Hương chiêm, Séng cù, HT1, ĐS1, J01, J02 và các giống lúa nếp đã chiếm 20% diện tích. Tỉnh đã hỗ trợ và xây dựng thành công cánh đồng một giống lúa chất lượng cao với diện tích 200 ha, tại huyện Văn Yên 100 ha lúa Hương chiêm và 100 ha tại huyện Văn Chấn và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường từ 8 - 11 triệu đồng/héc - ta trở lên.

Việc thực hiện Đề án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống vật chất, tinh thần người dân nông nghiệp đã được nâng lên rõ rệt. Trước hết là nhận thức của nhân dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.
 
Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, nước; gắn kết sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái; huy động đa dạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm nguồn lực của Nhà nước, của nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn vốn tín dụng...
Thanh Phúc
Bài 2: Sản xuất theo chuỗi giá trị

Các tin khác
Nuôi tôm trên hồ Thác Bà đang là tiềm năng, thế mạnh hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Từ trung tâm huyện Yên Bình đi gần 40km, vượt qua quãng đường với nhiều đoạn quanh co, gồ ghề, hiện lên trước mắt tôi là một Mông Sơn với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang nằm san sát. Mông Sơn giờ đây như khoác lên mình tấm áo mới, nhất là từ khi xã chính thức đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh kiểm tra kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

YBĐT - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 40 cơ sở kinh doanh được cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản, thi công công trình. 

Anh Hà Văn Hồng lắp ráp chi tiết phát vào bộ phận tiếp nhận trước khi khởi động máy bừa.

YBĐT - Dù chưa học hết lớp 7, cũng không hề qua một trường lớp đào tạo nào về cơ khí, thế nhưng anh nông dân dân tộc Tày Hà Văn Hồng ở thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đã sáng chế thành công chiếc máy bừa điều khiển từ xa vô cùng thiết thực với nhà nông. Câu chuyện về cuộc đời và những sáng chế hữu ích, thông minh của anh khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng, nể phục.

Anh Hồng kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của măng tây.

YBĐT - Thong dong trên những con đường bê tông dài tít tắp bên những ruộng lúa, ruộng ngô xanh mướt, khung cảnh làng quê Nghĩa An đẹp lạ thường. Sẽ đẹp hơn nữa nếu cuộc sống đồng bào nơi đây ngày thêm khá giả, phát triển bền vững...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục