Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tiếp tục cần những giải pháp đột phá

Bài 3: Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/4/2018 | 7:10:56 AM

YBĐT - Song song với triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả. 

Năm 2017, toàn tỉnh Yên Bái bê tông hóa trên 120 km đường giao thông nông thôn.
Năm 2017, toàn tỉnh Yên Bái bê tông hóa trên 120 km đường giao thông nông thôn.


Dẫu là một tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, xuất phát điểm thấp nhưng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân, đến hết năm 2017 đã có 33 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và đang tạo ra những sự đổi thay tích cực, đặc biệt trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. 
 
Trước khi bước vào Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, điểm yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có định hướng, quy hoạch không rõ ràng, không tổ chức thị trường tiêu thụ dẫn tới được mùa mất giá, đời sống người dân làm nông nghiệp khó khăn. Nhận diện rõ những tồn tại, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự đổi thay toàn diện.
 
Đặc biệt, sau hơn hai năm thực hiện Đề án tái cơ cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM các xã vùng nông thôn đã có những khởi sắc tích cực. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án phát triển sản xuất được đầu tư xây dựng cơ bản đã đáp ứng cho sản xuất làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nông dân.
 
Một trong những trở ngại, kìm hãm sự phát triển bao đời nay ở các vùng nông thôn chính là mạng lưới giao thông. Đường từ thôn, bản đến xã chủ yếu đường mòn, từ xã lên huyện đi mất nửa ngày đường, sản phẩm nông nghiệp làm ra nhưng đường sá đi lại khó khăn, không kích thích được sản xuất. Khi bước vào XDNTM, các xã đều ngại nhất tiêu chí giao thông. Do vậy, để hỗ trợ các xã từng bước hoàn thành tiêu chí này, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng đề án phát triển giao thông nông thôn, với cơ chế thực hiện là "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
 
Chủ trương đã có, lòng dân đã thuận, nhà nhà góp công, góp sức, góp của, hiến kế, hiến đất để làm giao thông nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng với tổng chiều dài đạt gần 700 km và mở mới nền đường với chiều dài trên 1.300 km, vượt mục tiêu đề án đề ra. Chỉ tính riêng năm 2017 đã thực hiện được trên 50 công trình giao thông, bê tông hóa được hơn 120 km.
 
Việc xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao, được người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Không chỉ phát triển mạng lưới giao thông mà còn sửa chữa, nâng cấp, làm mới 405 công trình thủy lợi, với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 3.403 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình tạm, cấp nước tưới cho hơn 17.000 ha lúa vụ đông xuân, 19.598 ha lúa vụ mùa.
 
Trong đó, có 2.626 công trình có diện tích tưới từ 1 ha trở lên được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần cải tạo môi trường, phát triển giao thông, ổn định sản xuất và đời sống cho nông dân.
 
Hiện, toàn tỉnh đã có 128 xã (chiếm 81,52% số xã) đạt Tiêu chí số 3 về thủy lợi. Công trình điện thường xuyên được nâng cấp và đến nay có 80% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, 119/157 xã (chiếm 75,8% số xã) đạt Tiêu chí số 4 về điện. Toàn tỉnh đã xây dựng được 63 công trình văn hóa (57 nhà văn hóa thôn, 6 nhà văn hóa xã); 62 công trình thể thao (6 khu thể thao xã và 56 khu thể thao thôn).
 
Trong năm 2017, xây mới 12 nhà văn hóa xã, 37 nhà văn hóa thôn và 6 khu thể thao xã, xây dựng 1 trung tâm văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi với tổng kinh phí là 5.500 triệu đồng. Hệ thống trường học, lớp học cơ bản được xây dựng khang trang; mạng lưới y tế xã được phủ khắp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu.
 


Nông dân Yên Bái thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.
 
Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn phấn khởi cho biết: "Cái được lớn hơn cả là chương trình XDNTM đã có chuyển biến rõ nét về chất lượng, ngày càng đi vào chiều sâu, có tính lan tỏa mạnh mẽ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp được thường xuyên, liên tục, đi vào kết quả thực chất; cộng đồng, người dân đã nhận thức rõ được lợi ích và tích cực tham gia phong trào XDNTM; đã xác định rõ phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Đặc biệt, đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường có hiệu quả như mô hình trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng rau sạch, mô hình trồng tre măng Bát độ... Nhờ vậy, đời sống nhân dân trên địa bàn cơ bản ổn định, không xảy ra tình trạng đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 5%".
 
Bên cạnh đó, các xã, xã nông thôn mới còn phát triển xây dựng các làng nghề giải quyết việc làm thu nhập cho nông dân như: Làng nghề miến đao Giới Phiên thành phố Yên Bái; làng nghề tranh đá quý Lục Yên; làng nghề dệt thổ cẩm thị xã Nghĩa Lộ; làng nghề dâu tằm và miến dong huyện Trấn Yên; làng nghề đan rọ tôm huyện Yên Bình; làng nghề sản xuất mỹ nghệ thủ công từ quế huyện Văn Yên... và đang hình hài các làng nghề mới như làng nghề nuôi ong mật, trồng nấm, mây tre đan, làng nghề gắn với du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh... các làng nghề đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xác định mục tiêu chính của tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân cũng chính là một trong những mục tiêu chính, trọng tâm của chương trình XDNTM.

Từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng lòng quyết tâm của nhân dân nên số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá cho thấy, một số tiêu chí trong XDNTM còn tiềm ẩn sự thiếu bền vững như Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm; Tiêu chí số 10 về thu nhập; Tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo…
 
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Tỉnh Yên Bái phấn đấu từ 2017 - 2019 lựa chọn được 5 xã thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; xã Liễu Đô, huyện Lục Yên; xã Đông Cuông, huyện Văn Yên; xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn và Đại Minh, huyện Yên Bình) và đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có trên 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thanh Phúc
Bài 4: Những "nút thắt” trong tái cơ cấu

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục