Thắp sáng Đông hồ - Bài cuối: Linh hoạt, tạo bước đột phá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/8/2021 | 7:34:07 AM

YênBái - Những hoạch định chính sách, những bước đi đột phá đã, đang và sẽ thực hiện thể hiện rõ quyết tâm của huyện Yên Bình trong việc đánh thức tiềm năng kinh tế, thắp sáng vùng Đông hồ Thác Bà nói riêng, các địa phương trong toàn huyện nói chung một cách mạnh mẽ và bền vững.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Yên Bình thăm mô hình trồng thanh long ruột đỏ của các hộ dân vùng Đông hồ.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Yên Bình thăm mô hình trồng thanh long ruột đỏ của các hộ dân vùng Đông hồ.


Kết luận chuyến công tác của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại buổi làm việc với huyện Yên Bình đã nêu rõ: Các xã, thị trấn vùng Đông hồ có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh cần khai thác triệt để, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, huyện Yên Bình cần tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nhanh, toàn diện, bền vững trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong đó, tập trung phát triển nông nghiệp đa mục tiêu với chủ lực là kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ có tiềm năng, lợi thế của huyện, trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển các thành phần kinh tế”... Đây chính là những nhiệm vụ mà huyện Yên Bình cần gấp rút thực hiện, gắn với thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Trong bối cảnh khối lượng công việc lớn của năm đầu nhiệm kỳ, lại phải tập trung cho công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, song Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Huyện ủy đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, xây dựng và tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt kế hoạch lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm và đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Cụ thể, Huyện ủy Yên Bình đã sớm cụ thể hóa Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy và ban hành Kế hoạch số 11 để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021; cụ thể hóa 30 chỉ tiêu tỉnh giao thành 50 chỉ tiêu của huyện với một số chỉ tiêu ở mức phấn đấu cao hơn để bảo đảm lộ trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ huyện; phân bổ 21 chỉ tiêu chi tiết tới từng xã, thị trấn và giao chỉ tiêu, phần việc, nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, cá nhân người đứng đầu với yêu cầu về lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, bảo đảm mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đều có tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện. Ban Thường vụ, Thường trực 

Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, "cá thể hóa trách nhiệm cá nhân” gắn với duy trì công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đề cao kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải trình, phát huy mạnh mẽ vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, sâu sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 

Đối với các xã, thị trấn vùng Đông hồ, huyện chỉ đạo tiếp tục tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Yên Bình đã nghiên cứu thực hiện hỗ trợ nhân dân triển khai một số mô hình sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm, như: mô hình vườn mẫu; mở rộng quy hoạch và phát triển cây quế; trồng thử nghiệm cây đàn hương; phát triển rộng số hộ tham gia vỗ béo và nuôi trâu, bò sinh sản của HTX Thiên An; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu và hình thành Hiệp hội Nghề cá hồ Thác Bà; khuyến khích Công ty cổ phần Nghiên cứu, ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T, HTX thủy sản Hoàng Kim liên kết sản xuất với các HTX, các hộ dân mở rộng số lồng nuôi cá, xây dựng Nhà máy Chế biến thủy sản và Thức ăn cho cá; vận động Công ty Tân Thành An mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, sản xuất viên nén năng lượng tại xã Xuân Long; xây dựng fanpage "Nông sản Yên Bình” hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm... nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất, tạo thêm sinh kế, nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để phát triển kinh tế, việc thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là đặc biệt quan trọng, huyện chỉ đạo rà soát, đánh giá, đăng ký với tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng huyện Yên Bình đạt chuẩn NTM và xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định rõ nguồn lực, lộ trình, phương thức thực hiện để năm 2021 có 3 xã: Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Lai thuộc vùng Đông hồ Thác Bà đạt chuẩn xã NTM, xã Đại Minh đạt chuẩn NTM nâng cao và 10 thôn của 6 xã đạt thôn NTM kiểu mẫu một cách thực chất, bền vững. 



Nhiều hộ dân ở vùng Đông hồ phát triển mô hình trồng cây ăn quả sạch. 

Cùng với đó, việc thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, huyện đã tăng cường hỗ trợ các thành phần kinh tế tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm công tác phòng, chống dịch, gắn với tích cực thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế. 

Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của toàn xã hội, 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình đạt 1.914 tỷ đồng, bằng 52,9% kế hoạch tỉnh giao, bằng 45,6% kế hoạch huyện giao, tăng 8% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 31 triệu USD, bằng 69,8% kế hoạch tỉnh giao, bằng 44,3% kế hoạch huyện giao, tăng 37,2% cùng kỳ; số lượt khách du lịch đến địa bàn đạt 105.500 người, bằng 95,9% kế hoạch tỉnh giao, bằng 58,6% kế hoạch huyện giao, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 58 tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ. 

Đặc biệt, để việc phát triển kinh tế gắn liền với phòng chống dịch bệnh hiệu quả, huyện nhanh chóng ban hành kế hoạch và tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, cụm công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển, công tác của chuyên gia nước ngoài; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành thủ tục, khởi công các dự án; đồng thời tích cực thu hút một số nhà đầu tư đang khảo sát địa điểm, xây dựng dự án Cụm công nghiệp Phú Thịnh và các dự án sản xuất công nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn.

"Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động” là mục tiêu chiến lược mà huyện Yên Bình đang triển khai thực hiện. Bí thư Huyện ủy Yên Bình - An Hoàng Linh cho rằng, yếu tố con người quyết định sự thành công của định hướng phát triển; có nguồn nhân lực tốt thì hiệu quả, năng suất mới tốt và ngược lại. Chính vì thế, huyện đã chủ động triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2021. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, số lao động được đào tạo nghề của huyện đạt 1.188 người, tỷ lệ qua đào tạo đạt 64,6%; số lao động được tạo việc làm mới đạt 1.900 người, bằng 71,2% kế hoạch tỉnh giao, bằng 54,3% kế hoạch huyện giao, tăng 14% so với cùng kỳ; chuyển dịch được 610 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, bằng 71,7% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ... 

Cùng với đó, huyện tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp và nhân dân phát triển kinh tế trên cả 3 trụ cột: nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh thực chất, bền vững.

 Tiếp tục rà soát, mở rộng đối tượng thụ hưởng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương, các sản phẩm OCOP theo kế hoạch gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, tổ chức hội nghị cung cầu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tiêu thụ nông sản cho nhân dân; triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tạo, xây dựng vườn mẫu; liên kết, hỗ trợ nhân dân tham gia các tổ hợp tác, HTX chăn nuôi, vỗ béo trâu, bò; phát triển nghề nuôi cá hồ Thác Bà trong chuỗi giá trị của Công ty T&T, Công ty Thủy sản Hoàng Kim. 

Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân trong xây dựng NTM; đẩy nhanh tiến độ gắn với nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí, bảo đảm hoàn thành ít nhất 3 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân năm 2021 và kế hoạch xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Những hoạch định chính sách, những bước đi đột phá đã, đang và sẽ thực hiện thể hiện rõ quyết tâm của huyện Yên Bình trong việc đánh thức tiềm năng kinh tế, thắp sáng vùng Đông hồ Thác Bà nói riêng, các địa phương trong toàn huyện nói chung một cách mạnh mẽ và bền vững.
Thiên Cầm

Tags Vùng Đông hồ trồng dưa hấu hồ Thác Bà giao nhiệm vụ khoán sản phẩm Yên Bình Chỉ thị 05

Các tin khác
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm mô hình trồng dưa hấu trên đất bán ngập vùng Đông hồ.

Những mô hình đã hình thành, huyện Yên Bình chỉ đạo rất sát sao với phương châm "làm đến đâu chắc đến đó”, tuyệt đối không nôn nóng làm mất thương hiệu sản phẩm. Đến nay, Yên Bình đã được biết đến với nhiều nông sản mới như dưa hấu, dưa lê, lạc; các sản phẩm cá nuôi lồng....

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo huyện Yên Bình khảo sát thực địa các dự án trọng điểm vùng Đông hồ.

Với những tiềm năng, thế mạnh đang sở hữu, cùng việc đã có một số mô hình kinh tế mũi nhọn hình thành trên tất cả 13 xã, thị trấn, vùng Đông hồ huyện Yên Bình đang cho thấy hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp - thủy, hải sản.

Đoàn giám sát của Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tới thăm gia đình bà Lương Thị Liên.

Tân Nguyên là nơi quần tụ của đồng bào Dao, Tày, Nùng… thuộc các thôn Đèo Thao, Khe Nhàn, Khe Cọ, Đông Ké… đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng nông thôn mới. Đồng vốn chính sách thực sự đã góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa nghèo tại địa phương.

Nhân dân xã Bản Mù chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Con đường bê tông phẳng nhẵn về Bản Mù, huyện Trạm Tấu, trên nương, dưới ruộng lúa mùa phủ màu xanh miên man; xe máy, ô tô ầm ì nối nhau về bản… Tất cả, đã xóa tan ký ức của Bản Mù một thời ruộng hoang bỏ ngỏ, đói nghèo và nặng nề hủ tục. Bản Mù nay sáng điện quốc gia, những con đường “ý Đảng lòng dân” vươn xa tận bản làng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục