Yên Bái: Trường học hạnh phúc - nơi của yêu thương và tôn trọng

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/11/2021 | 7:33:30 AM

YênBái - Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện, xây nên những ngôi trường mà ở đó chỉ có tình yêu thương, niềm vui giữa thầy trò, bè bạn dành cho nhau… là mục tiêu mà các trường học trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện để “xây” nên những trường học hạnh phúc, nơi luôn có sự "yêu thương, an toàn và tôn trọng”.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải háo hức khi được thỏa sức sáng tạo trong giờ học môn Mỹ thuật.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải háo hức khi được thỏa sức sáng tạo trong giờ học môn Mỹ thuật.

Được tham dự giờ học Mỹ thuật theo chương trình sách giáo khoa mới của thầy và trò Lớp 6C - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Mù Cang Chải chúng tôi cảm nhận rõ niềm hứng khởi của trò và tâm huyết của thầy. 

Với Chủ đề "Biểu cảm của sắc màu - tranh in hoa lá”, tiết học không còn hình thức dạy rập khuôn bám theo hình mẫu trong sách mà là một không gian học tập đầy sáng tạo ngoài sân trường. Sau khi nghe thầy giáo hướng dẫn, các em học sinh ra sân rồi tự mình tìm những bông hoa, chiếc lá thích hợp để hoàn thành bài tập.

"Với cách học mới này, các em không phải gò bó vào khuôn mẫu có sẵn mà được tự do sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng nên mỗi tác phẩm sẽ là những cảm xúc rất thật của các em. Giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn học sinh hoàn thiện tác phẩm” - thầy giáo Nguyễn Sinh Thọ, giáo viên dạy môn Mỹ Thuật cho hay. 

Tự tay tìm chiếc lá rồi in vào giấy và tạo nên bức tranh theo mảng màu yêu thích, em Thào Phương Thùy hứng thú: "Em và các bạn rất thích những tiết học thế này”. 



Một giờ học của cô và trò Trường TH&THCS xã Yên Bình, huyện Yên Bình.  

Lựa chọn phương pháp giáo dục tối ưu nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của học sinh, đem đến cho các em những tiết học hứng thú bằng cách tổ chức nhiều hoạt động tích cực, tạo lập môi trường thân thiện, có sự gắn kết giữa học sinh và giáo viên, trong đó học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, đồng thời, luôn tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ để học sinh luôn cảm thấy phấn chấn khi đến trường - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Mù Cang Chải đã và đang xây nên "lớp học hạnh phúc”, "trường học hạnh phúc”. 

Trong "Giờ học chủ động” cô Nguyễn Thị Hương Lan - giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên chỉ đóng vai trò là người định hướng còn học sinh tự học, tự nghiên cứu nhưng đã có rất nhiều cánh tay giơ lên khi cô giáo đặt câu hỏi. 

Trong suốt tiết học, cùng với tận dụng công nghệ thông tin vào quá trình trao đổi bài, cô Lan đã lồng ghép trò chơi bằng việc đưa ra các câu hỏi tương tác với học sinh đã khiến tiết học trở nên rất sôi nổi. 

"Để học sinh hứng thú với mỗi bài giảng tôi thường linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò. Khi thầy - trò đã hiểu nhau thì việc giải quyết các nội dung bài học sẽ rất tích cực, học sinh sẽ mở lòng để hỏi những vấn đề mới, khó và từ đó tăng tính chủ động, tự học trong mỗi học sinh” - cô Nguyễn Thị Hương Lan chia sẻ về phương pháp dạy học của mình. 

Năm học 2021 - 2022, Trường THPT Chu Văn An có 1.299 học sinh ở 31 lớp học. Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: "Nhà trường hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc vừa kế thừa những giá trị truyền thống nhân ái cao đẹp vừa không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện". 

"Nhà trường tập trung vào 3 nhóm mục tiêu chính là xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; thúc đẩy cán bộ, giáo viên, học sinh chủ động, tích cực đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học; xây dựng các mối quan hệ hài hòa trong và ngoài nhà trường để thầy cô và học sinh đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi đến trường” - thầy Hà nói.



Thầy giáo Nguyễn Sinh Thọ - giáo viên môn Mỹ thuật, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài tập. 

Xây dựng trường học hạnh phúc là mục tiêu lớn nhất trong năm học 2021 - 2022 của các trường học trên địa bàn huyện Yên Bình bởi ngành GD&ĐT huyện xác định, đích đến cuối cùng chính là tạo cho các em học sinh, những thế hệ tương lai một môi trường giáo dục phát triển toàn diện nhất. 

Để các đơn vị trường học trên địa bàn huyện nắm rõ việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, ngay từ năm đầu triển khai, ngành GD&ĐT huyện đã tổ chức Hội thảo xây dựng "trường học hạnh phúc" mà ở đó có sự chia sẻ, tư vấn, trao đổi của Tiến sĩ tâm lý - Trường Đại học Sư phạm về khái niệm trường học hạnh phúc; sứ mệnh của hiệu trưởng trong xây dựng trường học hạnh phúc; quan điểm, mục tiêu, cách thức xây dựng trường học hạnh phúc; nghệ thuật đồng hành cùng phụ huynh xây dựng trường học hạnh phúc. 

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Lịch cho hay: "Để đạt mục tiêu đến năm 2025, các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn huyện đạt được các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, Phòng đã chỉ đạo các nhà trường triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như công tác tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục, tăng cường giáo dục kỹ năng, tạo dựng môi trường ứng xử lành mạnh, đề cao sự chia sẻ yêu thương… từ đó lan tỏa được những giá trị tích cực đến mọi người và cũng chính là lan tỏa ý nghĩa của trường học hạnh phúc”. 

Ở Yên Bái, cùng với triết lý phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc mà tỉnh hướng tới, tháng 1/2021 ngành giáo dục đã xây dựng bộ tiêu chuẩn gồm 20 tiêu chí và phát động phong trào xây dựng trường học hạnh phúc trong toàn ngành. Năm học 2021 - 2022, tỉnh thực hiện thí điểm mô hình trường học hạnh phúc tới 136/452 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh. 

Để tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục "an toàn, yêu thương, tôn trọng”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về trường học hạnh phúc, tỉnh đã đưa ra các giải pháp cụ thể về xây dựng trường học hạnh phúc theo các tiêu chí: xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. 

Đặc biệt, trong thời gian này, Sở GD&ĐT tỉnh đang phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Hội thi "Tuyên truyền mô hình trường học hạnh phúc” cho học sinh trung học trên địa bàn tỉnh năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về mô hình trường học hạnh phúc và nhân rộng kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng trường học hạnh phúc. 

Ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh chia sẻ: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chủ trương của ngành giáo dục là xây dựng mô hình: "Trường học hạnh phúc - thầy cô hạnh phúc - học sinh hạnh phúc” với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường là hạnh phúc và chất lượng, ngành GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện xây dựng mô hình trường học hạnh phúc bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; tích cực huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả, cùng chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

"Việc xây dựng trường học hạnh phúc là quyết tâm lớn của ngành giáo dục tỉnh, truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và hiện thực hóa khát vọng xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” - ông Bằng cho biết thêm.

Mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc đã giúp nhiều trường học trên địa bàn tỉnh không chỉ lan tỏa những giá trị yêu thương, an toàn trong học đường mà còn trở thành điểm tựa vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường học trên địa bàn tỉnh cũng chính là để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trong tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái trường học hạnh phúc tôn trọng tranh in hoa lá học sinh tích cực

Các tin khác
Trưởng thôn Triệu Văn Tài trao đổi với lãnh đạo xã và người dân thôn Khe Sán về phát triển cây quế.

Hơn 10 năm làm trưởng thôn, gánh vác trọng trách của “người vác tù và hàng tổng”, Trưởng thôn Triệu Văn Tài không quản ngại gian khó, lặn lội đến tận những hang cùng, ngõ hẻm để vận động đồng bào xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, tập trung xây dựng đời sống, phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Nghệ nhân Thào Cáng Súa (ngoài cùng, bên phải) ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải chế tác khèn.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái và sự nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành, địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thì hơn hết, chính mỗi người Mông phải cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo cơ hội, động viên thế hệ trẻ tích cực học tập, gìn giữ, phát huy giá trị đặc sắc, độc đáo của khèn Mông phù hợp với hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội.

Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh trao hỗ trợ lợn giống cho gia đình anh Hoàng Văn Hợi, thôn Ngòi Sọng, xã Xuân Long.

Hiện, tỉnh đang duy trì phân công 51 sở, ban, ngành, tổ chức hội, đoàn thể hỗ trợ, giúp đỡ 1.072 hộ nghèo tại 59 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã có thôn đặc biệt khó khăn thoát nghèo. 8 tháng năm 2021, các đơn vị đã giúp đỡ các hộ nghèo với tổng kinh phí trên 896 triệu đồng.

Tiếng khèn không thể thiếu trong các lễ hội. Trong ảnh: Màn đưa lễ Cúng rừng ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

Đối với người Mông, tiếng khèn có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với đời sống hàng ngày. Khèn góp mặt từ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lao động, sản xuất đến cưới hỏi, hội hè, tâm linh... Tiếng khèn đã ngấm vào xương, vào máu, thân thuộc như bát cơm, chén rượu. Nhưng khèn sẽ đi về đâu khi chính người Mông cũng không còn biết thổi, múa khèn?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục