Tăng đàn = sống chung với bệnh dịch?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2010 | 8:57:10 AM

YBĐT - Yên Bái đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển, tỷ trọng chăn nuôi liên tục tăng từ 4-5%/năm nhưng chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

Trâu được chẩn đoán mang vi rút lở mồm long móng với các biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi và các triệu chứng tiêu biểu của bệnh.
Trâu được chẩn đoán mang vi rút lở mồm long móng với các biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi và các triệu chứng tiêu biểu của bệnh.

>> Yên Bái: Kiểm soát giống, kiểm dịch chặt, tăng đàn hướng mạnh sang "nhập" nội bộ

Môi trường chăn nuôi, chính sách hỗ trợ của tỉnh đã bước đầu đem lại hiệu quả nhưng qua triển khai thực hiện đòi hỏi có những điều chỉnh kịp thời. Đáng lo ngại nhất với chương trình phát triển chăn nuôi gia súc - nhân đàn trâu, bò hiện nay của Yên Bái là dịch lở mồm long móng (LMLM) vẫn tái bùng phát. Địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng dịch bệnh chưa dập triệt để. Câu hỏi đặt ra là sẽ nhân đàn và dập dịch LMLM như thế nào?

Sống chung với "Dịch bệnh"?

Phát triển chăn nuôi phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh - đây là một thực tế và cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia đã có kinh nghiệm ở cơ sở. Ý kiến này nghe có vẻ là lạ?

Những năm gần đây, chăn nuôi ở Yên Bái liên tục gặp dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh trên đàn gia súc trong đó có dịch LMLM. Mỗi khi có dịch thì toàn bộ các chương trình phát triển đàn đại gia súc lại phải dừng lại để tập trung dập dịch và khi nào dịch dập hoàn toàn mới tiếp tục triển khai.

Bệnh LMLM do vi rút gây ra, do vậy có chữa khỏi về mặt triệu chứng thì vi rút vẫn ủ bệnh trong gia súc, có điều kiện thuận lợi là phát bệnh. Do vậy, trừ khi tiêu huỷ hết gia súc mắc bệnh nếu không môi trường chăn nuôi sẽ bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, với điều kiện một tỉnh nghèo như Yên Bái việc tiêu huỷ đã thực hiện nhưng rất khó khăn. Phương pháp hiện nay vẫn là tiêm phòng bao vây, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, đóng dấu chín để quản lý tại địa phương. Môi trường chăn nuôi sạch, không dịch bệnh là không tưởng.

Phát triển chăn nuôi phải song song với khống chế dịch bệnh, không nhất thiết phải dừng toàn bộ các chương trình chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra. Mặt khác, phải tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, tránh trường hợp như có huyện cả năm 2009 chỉ kiểm dịch vận chuyển chưa đến 10 con gia súc, trong khi số gia súc bán ra lớn hơn gấp nhiều lần.

Câu chuyện nhân đàn

Từ năm 2005 đến nay, hàng loạt các chính sách hỗ trợ đã được đưa ra như: hỗ trợ chăn nuôi bò bán công nghiệp, hỗ trợ bò cho hộ nghèo và hàng loạt các chính sách ưu đãi về tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn mua trâu, bò...

Mục tiêu của tỉnh là tăng đàn nhanh chóng bằng phương pháp cơ học, do đó, trong các chính sách đưa ra có chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân mua trâu, bò ở các địa phương khác đem về. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, mục tiêu tăng đàn cơ học cần phải xem xét lại để có những điều chỉnh hợp lý hơn.

Một trạm trưởng trạm thú y huyện cho biết: "Tăng đàn cơ học nếu thực hiện được triệt để thì rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay không chỉ các tỉnh lân cận mà nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đều có các chương trình phát triển đàn bò, nhu cầu về con giống cũng rất lớn.

Có thể lấy một ví dụ, nếu như Văn Chấn, Yên Bình mua của Sơn La, Tuyên Quang 50 con bò để được nhận tiền hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích tăng đàn cơ học của tỉnh, nhưng ngược lại, để được hưởng các chính sách của Sơn La, Tuyên Quang, người dân Sơn La, Tuyên Quang cũng sang Yên Bái để mua bò với lớn hơn. Như vậy, thực tế là không có tăng đàn cơ học, mà thậm chí còn giảm".

Với tiềm năng và thế mạnh chăn nuôi của ta như hiện nay thì tại sao không tập trung khai thác nội lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển, đầu tư, mở rộng các trung tâm giống vật nuôi mà cứ phải nhân đàn bằng cách "chở củi về rừng" như hiện nay?

Việc tăng đàn cơ học cũng đem lại nhiều rủi ro cho môi trường chăn nuôi. Hiện nay, công tác kiểm dịch chủ yếu là dùng mắt thường, kết quả kiểm dịch chỉ mang tính chủ quan của cá nhân.

Ông Trọng Bạch- nguyên Trạm trưởng Trạm Thú y Văn Chấn cho rằng, việc mua gom trâu, bò ở nhiều địa phương đem về cũng đồng nghĩa với việc gom dịch bệnh về một nơi, đây là một điều tối kỵ trong chăn nuôi. Đó là chưa nói đến ý thức của các lái buôn, vì lợi nhuận mà mua trâu, bò rẻ mắc bệnh đem về bán qua các dự án của địa phương, điều này thực tế đã diễn ra ở Văn Chấn năm 2008.

Một vấn đề khác cũng đã được nói rất nhiều là việc thực hiện các dự án chăn nuôi ở vùng cao. Ví như huyện Trạm Tấu, thời gian triển khai các dự án chăn nuôi thường chậm và vào những tháng rét, do vậy khi gia súc đưa từ vùng thấp lên rất khó thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên hiệu quả không cao. Do đó việc triển khai cần sớm hơn, đặc biệt là các giống trâu, bò phải là những giống được mua ở những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, địa hình như ở Trạm Tấu.

Anh Dũng

Các tin khác
Một buổi đối thoại của Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tân Hợp với nhân dân thôn 12.

YBĐT - Đảng ủy xã đối thoại với dân - kể như là một sự kiện ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái). Thông qua những cuộc đối thoại đã giúp cấp ủy, chính quyền nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong đời sống, củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận giữa dân với Đảng...

YBĐT - Mỗi năm tết đến tôi lại bồn chồn muốn về vùng đất ngoại ô để được thấy những cành đào đang nhú mầm hé nụ, chuẩn bị cho phút bất ngờ òa nở thành mùa xuân. Thật lòng không hiểu cành đào gầy guộc, khẳng khiu kia vừa phải chống chọi với mùa đông dài giá lạnh, vừa tìm cách lấy ở đâu trong đất cái màu hồng tươi nõn nà làm tín hiệu cho mùa xuân.

Chợ hoa ngày tết.

YBĐT - Chợ Yên Ninh hay chợ “Bến Đò”, “Lò Vôi” người dân quen gọi nằm cạnh sông Hồng thuộc phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh – thành phố Yên Bái. Chợ không lớn lắm, ngày thường vốn đã đông đúc với đủ đầy các đặc sản quê, còn ngày tết chợ ở đây càng sặc sỡ sắc màu.

Ông Trần Trọng Dần: “Dưới lòng hồ này vẫn còn ba ba cụ!”.

YBĐT - Những người già như ông Dần khẳng định vẫn còn nhưng những con ba ba già ấy dường như đã nhận thấy sự nguy hiểm từ phía con người, thi thoảng người ta vẫn bắt gặp những mà ba ba to tướng song khó mà tận mắt nhìn thấy chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục