Phổ cập giáo dục mầm non: Còn nhiều trăn trở

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2011 | 2:46:34 PM

YBĐT - Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển của trẻ.

Các bé Trường Mầm non Minh Huệ chơi trò chơi
Các bé Trường Mầm non Minh Huệ chơi trò chơi

Bởi vậy Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và ban hành ngày 9 tháng 2 năm 2010 là đòn bẩy quan trọng để trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền trong cả nước được đến lớp, được thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và có sự chuẩn bị tốt nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học.

Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh miền núi, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên việc hoàn thành được các mục tiêu như Đề án đã đề ra và cán đích đúng lộ trình thì hiện tại Yên Bái vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức.

Khó khăn, thách thức

Toàn tỉnh hiện có 178 trường mầm non. Trong đó có 169 trường công lập và 9 trường tư thục với tổng số 1.503 nhóm lớp và 39.120 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp: nhà trẻ đạt 12,6%, mẫu giáo đạt 84,7% riêng trẻ 5 tuổi đạt 93,8%. Tuy nhiên, những con số trên mới chỉ được tính ở mặt bằng chung, còn thực tế tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp ở xã đặc biệt khó khăn mới chỉ đạt 32% và chỉ có 85,2%  số trẻ mẫu giáo được học 2 buổi/ngày. Bởi vậy còn nhiều trường chưa đáp ứng được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu mà chương trình GDMN mới đặt ra.

Các bé Trường Mầm non Minh Huệ chơi trò chơi

Đặc biệt, đến nay số trẻ em 5 tuổi được học chương trình GDMN mới vẫn còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 67,25%. Lý giải về sự chênh lệch, phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa các độ tuổi và các vùng miền trong tỉnh của bậc học mần non.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Trưởng Phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Một trong những nguyên nhân trẻ 5 tuổi chưa tới trường đầy đủ 100% và chưa được học 2 buổi/ ngày là do điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy ở bậc học mầm non hiện vẫn đang còn rất thiếu. Tính đến nay, toàn tỉnh vẫn còn 13 xã, phường chưa có trường mầm non độc lập và mới chỉ có 1.211 phòng học (trong đó: phòng kiên cố là 578 phòng, phòng bán kiên cố là 413 phòng và nhà tạm là 220 phòng)”. Như vậy, để đạt được các mục tiêu mà Đề án đã đặt ra, Yên Bái còn thiếu khoảng hơn 300 phòng học, gần 200 phòng phục vụ học tập, gần 2.000 bộ bàn nghế học sinh, hơn 100 sân chơi... và hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế, dinh dưỡng bậc học mầm non. Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay, thì đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với tỉnh Yên Bái trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Bà Tâm cho biết thêm, trong một vài năm trở lại đây việc tuyển dụng giáo viên đi công tác tại các xã, thị trấn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang gặp phải trở ngại rất lớn là thiếu nguồn tuyển dụng. Theo quy mô phát triển năm học 2011 - 2012, hiện tại, bậc học mầm non của tỉnh đang còn thiếu khoảng 170 cán bộ quản lý và 1.600 giáo viên.

Nguyên nhân thiếu nguồn tuyển dụng là do đã nhiều năm tỉnh không có cơ chế tuyển dụng giáo viên mầm non vào biên chế Nhà nước nên sau khi ra trường nhiều người đã không “mặn mà” với việc lên vùng cao công tác. Nhiều giáo viên sau đã xin chuyển về làm hợp đồng ở các huyện vùng thấp, trường tư hoặc đi công tác tại các tỉnh khác như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên... để lấy biên chế.

Trách nhiệm không của riêng ai

Để đạt được các mục tiêu như Đề án đã đề ra và khắc phục những khó khăn nêu trên thì trách nhiệm không chỉ là của riêng ngành giáo dục mà còn cần phải có sự chung góp sức của toàn xã hội. Bởi vậy nên, các địa phương, các cấp, các ngành cần tích cực hơn nữa trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tại cơ sở và vận động các cá nhân, tổ chức, cha mẹ học sinh tham gia phối hợp với các nhà trường trong việc huy động trẻ đến trường.

Bé tập làm bác sĩ

Còn về phía Sở Giáo dục& Đào tạo nên cần có các kế hoạch cụ thể tham mưu với UBND tỉnh về việc bổ sung biên chế cho bậc học mầm non. Đồng thời, nhanh chóng tập chung vào việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới các trường mầm non trong tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình GDMN theo hướng chăm sóc, giáo dục trẻ theo chủ điểm; tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi được thực hiện chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào GD&ĐT ban hành; tăng cường đầu tư các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với máy vi tính để trẻ học tập, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp GDMN, tăng cường tổ chức ăn bán trú cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần để từng bước giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng...

Mục tiêu Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015 tại tỉnh Yên Bái:

- Toàn tỉnh có 173/180  xã, phường, thị trấn có trường mầm non.

- 69 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

-100% cán bộ quản lý và 50% giáo viên mầm non đạt trình độ trên chuẩn.

 - 100% trẻ đến trường, lớp mầm non được đảm bảo an toàn.

- 30% số trường, lớp mẫu giáo 5 tuổi có trẻ được tiếp cận với tin học.

- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 85% trở lên.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 10%.

- Đối với thành phố, thị xã, thị trấn: Huy động trên 98% số trẻ em  5 tuổi ra lớp và được học 2 buổi/ngày trong một năm học.

- Đối với nông thôn: Huy động  trên 95% trở lên số trẻ em 5 tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học.

- Đối với vùng nông thôn đặc biệt khó khăn, vùng núi cao: Huy động 90% trở lên số trẻ em 5 tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 80% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học.

H.O

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục