Bao giờ Làng Nhì thoát nghèo?

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/1/2012 | 10:27:53 AM

YBĐT - Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tình hình kinh tế - xã hội ở Làng Nhì, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Đặc biệt, đã xuất hiện một số điển hình biết phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Bữa ăn trưa của học sinh bán trú Trường Tiểu học - THCS Làng Nhì.
Bữa ăn trưa của học sinh bán trú Trường Tiểu học - THCS Làng Nhì.

Sau hơn một giờ vượt 20 km đường dốc quanh co, chúng tôi có mặt tại Làng Nhì - xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu. Nằm ở độ cao gần 1.000m, cuộc sống của 300 hộ dân, trong đó 100% là dân tộc Mông chủ yếu sống nhờ vào nương rẫy và vài chục ha lúa nước. Làm thế nào để cuộc sống người dân bớt khó khăn, để Làng Nhì thoát nghèo vẫn là một “bài toán” chưa có lời giải…

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tình hình kinh tế - xã hội ở Làng Nhì đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Đặc biệt, đã xuất hiện một số điển hình biết phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu trong số này là gia đình ông Tráng Nủ Rua, thôn Nhì Trên, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp bón phân, chăm sóc nên năng suất lúa của gia đình ông luôn cao nhất xã với trên 40 tạ/ha. Ngoài ra, ông còn sở hữu đến 20 con trâu, bò với giá trị tương đương 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, với việc mở rộng diện tích thảo quả lên tới 50ha, cho thấy người dân nơi đây đã bắt đầu biết phát huy giá trị kinh tế mà loại cây này mang lại.

Anh Trang A Sà, thôn Nhì Trên cho biết: “Sau 3 năm trồng, chăm sóc, vừa rồi gia đình tôi thu về 6 tạ thảo quả, bán được gần chục triệu đồng”. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Hờ A Phàng, mặc dù đời sống của người dân đã được cải thiện nhưng toàn xã vẫn còn tới 234 hộ nghèo (chiếm 78%), hàng năm có tới 100 hộ phải cứu đói giáp hạt. Có những nơi gần như cả thôn, bản đều thuộc diện nghèo và cận nghèo. Điển hình như thôn Háng Đề Chơ, cả thôn có 39 hộ thì có tới 38 hộ nghèo và cận nghèo.

Anh Nguyễn Đức Vĩ, người đã có 8 năm gắn với công tác khuyến nông ở Làng Nhì cho biết: “Bên cạnh những hạn chế về trình độ nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu thì người dân Làng Nhì rất thiếu đất sản xuất. Hiện toàn xã chỉ có gần 100 ha lúa nước, trong đó chỉ có 20ha là có thể trồng 2 vụ, còn lại do diện tích không tập trung, đất đai kém mầu mỡ nên năng suất và sản lượng rất thấp chỉ đạt 35 tạ/ha”.

 Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân, các cấp chính quyền đã vận động nhân dân trồng thêm 65 ha sắn, 100 ha ngô nương và 12 ha đậu đỗ các loại nhưng năng suất cũng không cao, chủ yếu vẫn là phục vụ nhu cầu tại địa phương. Bên cạnh đó, mặc dù tổng đàn gia súc có tăng nhưng chủ yếu để phục vụ sức kéo chứ chưa trở thành hàng hóa.

Cũng như nhiều xã vùng cao, giao thông đi lại rất khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến việc phát triển kinh tế-xã hội ở Làng Nhì chậm phát triển. Mặc dù đường giao thông đã đến trung tâm xã (chỉ có 10km là đường bê tông còn lại là đường đất với độ dốc lớn) nhưng sau mỗi trận mưa, nơi đây có thể bị cô lập hoàn toàn. Trong khi đó 6 thôn, bản nằm rải rác cách xa nhau, xa nhất là thôn Háng Đây cách trung tâm xã 10km, để đến Háng Đây phải đi bộ mất 3 tiếng đồng hồ, 62 hộ dân nơi đây chỉ trông chờ vào hơn 10 ha lúa nước, do vậy có tới 50 hộ thuộc diện nghèo.

Thực trạng nghèo đói đã khiến ở nhiều nơi người dân vẫn lén lút trồng cây thuốc phiện và vận chuyển gỗ lậu. Đặc biệt, do giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinh ở Làng Nhì còn thấp, chất lượng chưa cao, điều kiện học tập còn thiếu thốn, toàn bộ 20 phòng học của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Làng Nhì đều là phòng học tạm, trong đó có 9 phòng tranh tre, nứa lá, lán bạt.

Để giải quyết những khó khăn trên, nhiều giải pháp đã được đưa ra như chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô (hiện chỉ còn 70 ha lúa nương), tập trung khai hoang, mở rộng diện tích lúa nước, diện tích thảo quả, xây dựng các mô hình sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi…

Để Làng Nhì có cơ hội thoát nghèo, trước hết phải có đường giao thông, có điện lưới quốc gia, từ đó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trong đó, giải pháp được cấp ủy, chính quyền nơi đây đặc biệt coi trọng là tăng cường vận động con em đi học để sau này biết chữ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bao giờ Làng Nhì thoát nghèo? câu hỏi này chắc chắn chưa thể có lời giải trong một sớm, một chiều nhưng để giải bài toán giảm nghèo, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, điều quan trọng là phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả của người dân, tạo nên những đột phá trong nhận thức của họ, có như vậy Làng Nhì mới sớm thoát nghèo.

P.V

Các tin khác
Nhiều hộ dân xã Báo Đáp chăm sóc vườn quất cảnh chuẩn bị bán trong dịp tế Nguyên đán.

YBĐT - Chuyện của những người đi xuất khẩu lao động ở Báo Đáp càng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi nhất là vào những ngày cuối năm.

Con đường bê tông lượn quanh thôn Tà Sùa luôn được người dân dọn dẹp sạch sẽ.

YBĐT - Mùa đằng, mùa dủa (chúc mừng năm mới), Ou pen nu túa sảng (hẹn gặp lại) và lời dặn dò chan chứa nghĩa tình của đồng bào như dành cho đứa con lúc rời xa, mùng cha túa (đi rồi nhớ về)… ấy luôn động viên, nhắc nhở tôi sớm trở lại nơi này. Mùa xuân nay, đúng như đã hẹn, tôi trở lại Tà Sùa...

Không được trang bị bảo hộ lao động, công nhân làm việc tại các cơ sở này không hề biết rằng tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào

YBĐT - Theo số liệu thống kê của Trạm Y tế xã Lương Thịnh, số vụ tai nạn xảy ra tại các xưởng bóc gỗ trong chưa đầy 3 năm (từ 2009 đến nay) lên tới gần 90 vụ, đặc biệt có nhiều ca rất nặng. Và số lao động bị thương tích do sử dụng máy cưa, máy bóc ván trên địa bàn xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang ở mức “báo động”.

Một buổi trình diễn võ thuật của các thành viên Công ty.
(Ảnh: Lê Phiên)

YBĐT - Các anh - những người cựu chiến binh mới hôm qua còn là anh xe ôm, chú thợ xây hay bác nông dân đã tìm được cho mình một ngôi nhà ấm cúng, một chỗ đi về, một nơi cải thiện đời sống sau khi rời quân ngũ. Những người lính ngày nào vẫn thoả ao ước ngày đêm được bảo vệ sự yên bình cuộc sống cho dù mặt trận hôm nay không còn vang tiếng súng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục