Hậu giải phóng mặt bằng
- Cập nhật: Thứ hai, 3/9/2012 | 9:36:30 AM
YBĐT - Có nhà để “an cư” rồi, loay hoay để tìm cuộc sống mới là tình trạng chung của người nông dân. Với những hộ mất một phần đất đai, lựa chọn chính vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp, còn đối với người mất hết tư liệu sản xuất chủ động chuyển đổi ngành nghề từ làm nông dân sang làm thuê tự do.
Nhiều diện tích đất của người dân được thu hồi phục vụ xây dựng công trình.
|
Hàng loạt dự án được triển khai cũng đồng nghĩa với việc nhiều hộ dân trên địa bàn phải hy sinh đất đai, nhà cửa để nhường đất cho dự án. Công trình được triển khai rồi nhưng quan trọng là phải ổn định sống của người dân sau tái định cư (TĐC) khi cuộc sống bị xáo trộn.
Theo thống kê riêng dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã có 3.320 hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng; đường tránh ngập Yên Bái trên dưới 300 hộ; khu công nghiệp Âu Lâu trên dưới 100 hộ... Những con số này cho thấy sự ảnh hưởng của dự án đối với các hộ dân lớn như thế nào.
Điều dễ nhận thấy khi có dự án triển khai, bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi nhanh chóng. Có dịp qua các xã Âu Lâu, Bảo Hưng, Xuân Ái, Châu Quế Thượng… nhiều người chắc không khỏi ngạc nhiên trước những thay đổi vùng quê vốn được coi là vùng “lõm” trước đây. Cảnh cũ không còn, đường liên xã không còn lầy lội, thay vào đó là đường bê tông, trung tâm xã, khu TĐC nhà xây mọc lên khắp nơi, nhiều nhà xây đẹp, kiến trúc hiện đại. Riêng xã Bảo Hưng từ năm 2011 đến nay đã có thêm 60 hộ xây nhà, trong đó có 50% số hộ liên quan đến giải phóng mặt bằng.
Nhiều nhà xây được mọc lên khi người dân có tiền đền bù.
Chúng tôi vào nhà ông Đỗ Thanh Sử, khu TĐC thôn Nước Mát, xã Âu Lâu, ông phấn khởi cho biết: “Được Nhà nước đền bù 220 triệu đồng gồm tiền đền bù nhà cửa, đất đai và hỗ trợ đào giếng, tạo việc làm, gia đình đã mua một suất TĐC và xây nhà, hiện cuộc sống của gia đình đã ổn định. Còn ông Nguyễn Văn Hiền, thôn Đồng Đình 2 được đền bù 308 triệu đồng đã đầu tư mua một nhà xây 100 m2 và mua một suất TĐC 300 m2.
Có nhà để “an cư” rồi, loay hoay để tìm cuộc sống mới là tình trạng chung của người nông dân. Với những hộ mất một phần đất đai, lựa chọn chính vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp, còn đối với người mất hết tư liệu sản xuất chủ động chuyển đổi ngành nghề từ làm nông dân sang làm thuê tự do với đủ các nghề như: thợ xây, làm đất, làm chè khô, làm quế, phơi ván thuê… nói chung những thứ gì có thể làm ra tiền. Vì vậy trong căn nhà khang trang rộng hàng trăm mét vuông nhưng bà Nguyễn Thị Thu, khu TĐC thôn Đồng Quýt vẫn mơ về nơi ở trước đây.
Bà thở than: “Trước đây với một mẫu ruộng, một ha chè Phúc văn tiên và ĐT1, chăn nuôi thêm trăm con gà mỗi tháng cũng kiếm trên dưới 10 triệu đồng nuôi chồng và hai đứa cháu mồ côi thoải mái. Ra khu TĐC, nhà ở thì to đàng hoàng đấy nhưng cuộc sống lại khó khăn hơn”.
Cũng giống bà Thu, bà Thọ một người dân trong khu TĐC Đồng Đình tâm sự: “Đất đai mất hết, giờ hai vợ chồng tôi chỉ đi làm thuê. Nếu có việc làm đều tổng thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng, trừ tiền điện, tiền đóng học cho con mà vào khu TĐC không có đất trồng cấy chăn nuôi, cái gì cũng phải mua, nếu có phát sinh cưới hỏi, ma chay hay ốm đau bệnh tật là rất khó khăn ”.
Là người còn trẻ, vì vậy từ một nông dân Bùi Anh Tuấn đã xác định con đường đi của mình chuyển sang làm nghề dịch vụ và anh đã chọn nghề sửa chữa điện tử. Tuy nhiên, do mới làm, trình độ tay nghề chưa cao, lại không có vốn, sức cạnh tranh không có nên cuộc sống khá vất vả. Tuấn tâm sự: “Chuyển sang nghề mới mà thu nhập chẳng đáng là bao, em chưa biết sẽ phải làm thế nào?”.
Ông Nguyễn Văn Bảy - Chủ tịch xã Bảo Hưng:
Ông Lê Toàn Thắng - Chủ tịch UBND xã Âu Lâu: |
ó là đối với những gia đình tu chí, căn cơ, còn đối với nhiều gia đình cầm tiền tỷ trong tay nhưng chỉ sau một vài năm phá tán là hết như trường hợp gia đình Nguyễn Thị Th. ở thôn Đồng Đình (Âu Lâu) là một ví dụ. Được Nhà nước đền bù trên 1 tỷ đồng, có tiền đầu tư xây nhà to đẹp, sau đó chuyển sang chơi bời cờ bạc, lừa đảo… chủ nợ khắp nơi đến tìm, giờ chỉ còn cách bỏ trốn. Đáng tiếc những trường hợp như gia đình Th không hiếm bởi việc có tiền không biết chi tiêu, con cái chơi bời hư hỏng ở địa phương nào có dự án giải phóng mặt bằng cũng có.
Thực tế cho thấy, những khu TĐC thường được làm trên nền đồi đã san ủi thường có đá cứng, hoặc làm trên ruộng sình lầy, dẫn đến tình trạng đào giếng mà không có nước, hay có nước nhưng không dùng được. Cụ thể tại khu TĐC Đại An của An Thịnh ( Văn Yên) với 23 hộ, khi bóc hết lớp đất gặp đá, làm móng nhà cũng phải dùng khoan bê tông, đào giếng nước thì khỏi nói, khoan từng tý nhưng cũng rất khó đào.
Đại An đã vậy, khu TĐC Cửa Ngòi còn khó hơn, nhiều hộ đào giếng đến 11 mét mà không có nước dùng. Thực tế nhiều hộ dân Nước Mát, Đồng Đình ( Âu Lâu) Đồng Quýt, Bảo Lâm ( Bảo Hưng), Yên Viễn (Xuân Ái) … có tiền hỗ trợ đào giếng rồi phải sử dụng nước lần ở khe suối cách nhà vài trăm mét về sinh hoạt, rất bất tiện và không đảm bảo vệ sinh.
Cùng với nước, điện là vấn đề bức xúc. Còn nhớ giáp tết Nguyên đán Mậu Thìn vừa rồi mà vẫn gặp cảnh người dân vác đơn đi khiếu nại để xin điện về dùng tết.
Nước sinh hoạt luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân trong khu tái định cư.
Tưởng mọi chuyện đã xong, ai ngờ chuyến công tác vừa rồi chúng tôi vẫn gặp cảnh đó. Chỉ cho chúng tôi cuộn dây điện lùng nhùng cách nóc nhà vài mét bà Đặng Thị Ước khu TĐC Yên Viễn (Xuân Ái) bức xúc: “Đường điện đã đến đầu hồi nhà, nhưng mấy tháng nay chúng tôi đã làm đơn lên xã lâu rồi vẫn phải chờ, dân chúng tôi không hiểu ra sao nữa. Để khắc phục, bà Ước đã cùng mấy người hàng xóm trong khu TĐC như bà Thứ, ông Sang, ông Mạnh phải đi nhờ đường điện của hàng xóm cách đó vài trăm mét. Tất nhiên dùng nhờ thì giá tiền điện cũng phải tăng lên so với bình thường. Việc tương tự cũng diễn ra ở Âu Lâu, Xuân Ái… nhiều hộ vào khu TĐC hàng năm trời mới có điện sinh hoạt.
Không những vậy, việc xây dựng các khu TĐC trong thời gian qua diễn ra chậm còn gây thiệt hại cho người dân. Cụ thể dự án đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai thời gian kéo dài có nơi tới 3 năm. Khoảng thời gian đó vàng đã trượt giá tăng lên gấp vài lần. Vì vậy có chuyện nhiều hộ dân áp giá để đền bù xi măng là 60 ngàn đồng/tạ, gạch 600 đồng/viên nhưng khi nhận tiền xây nhà giá vật liệu đã tăng gấp đôi. Lúc đầu đủ tiền xây nhà, sau khi nhận tiền vật liệu tăng giá là thiếu.
Từ những vấn đề trong giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Xuân Quyết - Chủ tịch UBND xã An Thịnh (Văn Yên) - xã có gần trăm hộ phải di dời cho rằng: “Trong mỗi dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng việc triển khai xây dựng TĐC cần được nghiên cứu kỹ, tỷ mỷ phù hợp với đời sống người dân. Hiện nay một khu TĐC có mức đầu tư trung bình trên dưới chục tỷ mà chỉ để cho vài chục hộ dân ở là không hợp lý. Với mức đầu tư này tại sao không có cơ chế riêng đó là để người dân tự TĐC nhưng mức hỗ trợ cao hơn thì sẽ tốt hơn”.
Cùng giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án, việc xây dựng khu TĐC cần triển khai nhanh đồng bộ cơ sở hạ tầng như: đường, điện, nước, sau khi người dân ổn định cuộc sống rồi việc tạo việc làm là rất cần thiết.
Trên thực tế hiện nay chúng ta có chương trình đào tạo nghề, điều này là cần thiết nhưng để gắn với việc làm thì chưa hiệu quả. Có lẽ việc đào tạo nghề cần triển khai đối với nhưng đối tượng mất hết đất đai và cho đối tượng trẻ là hiệu quả và việc chính quyền địa phương cần can thiệp để tạo điều kiện cho con em bị mất đất vào lao động tại các doanh nghiệp, xí nghiệp đóng trên địa bàn là cần thiết.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh những dự án đầu tư để nâng cao thế mạnh của địa phương như sản xuất lúa, ngô, chè, phát triển chăn nuôi tập trung trâu, bò, lợn, gia cầm… để những sản phẩm này trở thành hàng hóa có giá trị. Bởi như vậy hiệu quả sẽ cao hơn do nhưng nơi này người dân chưa mất hết tư liệu sản xuất, mà thế mạnh của họ là kinh nghiệm. Có thể ví dụ ở xã Bảo Hưng (Trấn Yên) là vùng chè, vì vậy cùng đầu tư đào tạo nghề cho đối tượng có nhu cầu cần tập trung cải tạo để nâng cao chất lượng vùng chè, nâng cao giá trị vùng chè như vậy mới là cần thiết và lâu dài.
Đình Tứ
Các tin khác
YBĐT - Những nỗ lực của đội ngũ khuyến nông viên (KNV) đã giúp cho Trạm Tấu (Yên Bái) từ một địa phương hàng năm Nhà nước phải cấp từ 500 đến 700 tấn gạo cứu đói giáp hạt thì nay hầu như không còn phải lo chuyện đó nữa.
YBĐT - Gần 70 tuổi đời, hơn 40 năm tuổi Đảng, ông Lập tự hào cả đời mình đã một lòng trung kiên theo Đảng, sắt son với lý tưởng của người chiến sỹ cộng sản...
YBĐT - Dạy nghề, tạo việc làm trong nước và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đây là giải pháp quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo cho thanh niên từ thành thị đến nông thôn.
YBĐT - Nà Hẩu với tôi, chẳng lạ gì. Nhiều năm trước, tôi đã từng xách dép, đeo máy ảnh, tướt mồ hôi, cứ chân trần vượt dốc Ba Khuy rậm rì cây lá và ngọt nức tiếng chim hót, cứ chân trần lội xuyên rừng già lầy thụt, vào Nà Hẩu. Bây giờ khác xưa rồi!...