Cô gái khiếm thị giành Giải thưởng quốc tế

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/11/2008 | 12:00:00 AM

Hồ Thị Cúc, dân tộc Pa Kô sinh ra và lớn lên ở bản A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Cúc bị mù bẩm sinh, nhưng với nghị lực cùng sự quan tâm của Hội người mù Quảng Trị, mới đây, Hồ Thị Cúc đã nhận được giải Nhì cuộc thi viết chữ Braille do Hội người mù thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức.

Cúc dạy em trai viết chữ nổi.
Cúc dạy em trai viết chữ nổi.

Số phận không những cướp đi của Cúc và người em trai ánh sáng đôi mắt, mà cách đây 6 năm, bệnh tật còn cướp đi người cha, người mẹ thân yêu, đẩy 2 đứa trẻ khiếm thị trở thành mồ côi, không nơi nương tựa.

Sau thời gian được một người trong bản cưu mang, năm 2003, chị em Cúc được Hội người mù Quảng Trị đón về nuôi dạy. Đầu năm 2008, khi Hiệp hội người mù thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát động cuộc thi viết chữ Braille ONKYO lần thứ 6, với chủ đề "Những tác động của chữ Braille đối với cuộc sống của người khiếm thị", Hồ Thị Cúc đã mạnh dạn tham gia.

Với bài viết đầy cảm xúc "Chữ Braille cho em đến trường, cho em ước mơ - những chấm nhỏ li ti là phép màu nhiệm, là thứ ánh sáng quý giá nhất… và em mất đi đôi mắt, nhưng vẫn còn trái tim…" được viết lên từ sâu thẳm tâm hồn của một học sinh mù, đã giúp Hồ Thị Cúc vượt qua nhiều bạn khiếm thị trên thế giới, giành giải Nhì cuộc thi.

Hồ Thị Cúc tâm sự: "Em tham gia thi viết là muốn chứng tỏ rằng, người mù cũng được học như các bạn, cũng có tình cảm và có ước mơ".

Trong quá trình học tại trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành cùng với những bạn bình thường và hiện tại, đang học lớp 6 hoà nhập tại trường THCS Nguyễn Huệ, Hồ Thị Cúc gặp không ít khó khăn, bởi phương pháp dạy của cô giáo hoàn toàn mới lạ và việc tiếp cận của em thực sự khó khăn. Vì vậy, Cúc càng tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn.

Không nhìn thấy những gì cô giáo viết trên bảng, nên Cúc chỉ tập trung để nghe và cố nhớ, chỗ nào không nghe rõ thì giờ ra chơi hỏi lại cô giáo và em đã thực sự tiếp cận với kiến thức, với con chữ bằng ánh sáng trái tim.

Theo Thầy giáo Phùng Tuấn Lâm, Tổng phục trách Đội trường THCS Nguyễn Huệ, Quảng Trị: " Em Cúc là tấm gương sáng cần nhân rộng cho các bạn học sinh khác trong nhà trường, giáo dục các em phải biết vươn lên trong học tập..."

Được viết chữ và thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh, Hồ Thị Cúc đang từng bước chinh phục ánh sáng bằng nghị lực và cũng để vun đắp ước mơ cháy bỏng được trở thành cô giáo, đem con chữ đến cho trẻ em khiếm thị.

(Theo VTV)

Các tin khác
Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) xã Nghĩa Lợi Lò Văn Hải

YBĐT - Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Lò Văn Hải thuộc típ người năng động, sáng tạo “Miệng nói tay làm”, nhưng khi kể về mình anh lại bẽn lẽn và ngượng ngùng như con gái.

YBĐT - Huyền giờ đây là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Cảnh sát nhân dân. Còn cô con gái út Trần Thị Trang cũng không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và Trang đã đạt được nhiều thành tích ngay từ khi học trung học cơ sở.

YBĐT - Anh Sùng Tồng Chư - Ủy viên Ban chấp hành Huyện Đoàn Trạm Tấu, là Bí thư Đoàn xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu (Yên Bái).

YBĐT - "Tôi sinh năm 1967 ở tỉnh Nam Định. Năm 1979 theo bố mẹ đi phát triển kinh tế mới ở Văn Yên. Học hết lớp 7/10 xin nghỉ vì gia đình khó khăn. Năm 1987 đi bộ đội. Năm 1990 xây dựng gia đình. Từ năm 1991 đến nay làm công tác Đoàn và phát triển kinh tế trang trại đồi rừng". Đó là những lời giới thiệu ngắn gọn nhưng cơ bản đầy đủ của anh Lê Văn Thọ - Bí thư Đoàn xã Phong Dụ Hạ (Văn Yên - Yên Bái) khi nói về mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục