“Choai choai” làng
- Cập nhật: Thứ sáu, 20/2/2009 | 12:00:00 AM
Ở các vùng “quê không phải mà tỉnh chưa xong” thì lớp choai choai tuổi teen với đủ trò thể hiện mình trở thành “cái gai” trong mắt người lớn. “Sợ nhất bọn choai choai” là câu mà người lớn than thở với nhau…
Công tử làng là phải mời các em đi nhậu dù là tiền trộm gà... của hàng xóm. (Ảnh minh họa).
|
Đi xe máy là phải rồ ga
Ở quê, bây giờ 14 - 15 tuổi mà không biết “cưỡi” xe máy xem như là loại. Việc tập tành đi xe máy ở quê dễ hơn ở thành phố vì có không gian tập, việc bị cảnh sát giao thông “tóm” cũng ít hơn. Lại thêm gia đình “nó biết đi xe máy sớm còn đi chở nước, chở gạo”. Vậy nhưng, choai choai mà đã cầm được xe máy thì không được bình thường. Các cậu đã lên xe thì… đến những xe khác đang đi trên đường cũng phải “giật mình”. Dịp vừa rồi về quê - ở một thị trấn sắp lên thị xã - đón Tết, tôi phải choáng váng bởi những pha biểu diễn xe máy của các cậu trẻ ở đây. Đường rộng, người vắng, cậu nào lên xe là “kít” dậm phanh, rồi lại lại “rú” rồi lại “kít”… Đường sá vì thế mà cũng nham nhở vết sém của bánh xe và của chân chống. Không chỉ vài ba cậu “ương ương” mà phần đông bọn trẻ đều thế, cả con gái nữa. Cũng chẳng phải biểu diễn mà… đã lên xe đều thế. Với họ, đi thế là bình thường… Chỉ có người lớn, trẻ nhỏ dù đi bộ, hay đi xe là “thót tim”. Tôi nhờ đứa cháu học lớp 11, được xem nhà ngoan nhất trong họ chở xuống nhà một người quen cách 8 cây số. Nó rồ ga đến mức tôi phải ôm chặt lấy eo nó, mắt nhắm tịt. Nhắc nó đi chậm, nó trả lời mà tay vẫn vặn ga đều đều: “Chở cô là cháu đi chậm hơn bình thường rồi đấy. Chậm hơn nữa cháu không đi được”. Thêm nữa, việc đội mũ bảo hiểm, cậu cháu của tôi còn "dọa" là nếu "cô mà đòi đội mũ cháu không chở đâu. Quê chết!". Chiều mùng 2, cô gái 16 tuổi trong huyện ngồi sau xe bạn trai bị văng xuống hố bên đường, nứt sọ não chết tại chỗ. Cái tin đó chỉ làm người lớn rùng mình còn bọn trẻ hôm sau vẫn không thôi xì xào. Nhậu kiểu “anh hùng mỹ nhân” N.V.T, ở làng Đại Từ (Hà Nội) dù trượt tốt nghiệp, suốt ngày lông bông nhưng với con gái choai choai trong làng thì cậu vẫn là “anh hùng”. Là con một của một gia đình vừa “nổi lên” nhờ bán đất, T được bố mẹ mua cho con Nouvo suốt ngày lượn giữa làng oách lắm. Và với T: “Công tử làng là phải mời được em đi nhậu thường xuyên, không thì vứt”. Cũng bởi thế mà bố mẹ cậu thường xuyên bị mất tiền, ngay Tết vừa rồi hai chỉ vàng họ mua tặng ông bà cũng không cánh mà bay. Nhưng họ cũng không dám làm ầm ĩ như những người trong làng mất đồ vì họ biết như thế chỉ thêm bôi xấu con trai mình. (Theo Dân Trí)
Các tin khác
YBĐT - Đó là em Hoàng Văn Khang, dân tộc Tày, thôn Kiên Lao, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình chỉ trông chờ vào 5 sào ruộng cấy một vụ, bố mẹ thì bệnh tật, đau yếu liên tục, cuộc sống gia đình càng túng bấn.
Báo chí Ba Lan ca ngợi tài năng của cậu bé 12 tuổi Nguyễn Việt Trung sánh ngang với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của một nhạc viện lớn. 5 tuổi, Nguyễn Việt Trung theo chị đến trường âm nhạc nơi chị đang theo học.
YBĐT - Chị Nguyễn Thị Hòa sinh năm 1971, ở thị trấn Nông trường Trần Phú (huyện Văn Chấn - Yên Bái). Thời còn là học sinh phổ thông, qua thông tin đại chúng chị biết được các em học sinh dân tộc Mông ở vùng cao Mù Cang Chải còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi so với các bạn ở các huyện khác trong tỉnh. Từ đó, trong chị đã nuôi ý chí thi vào ngành sư phạm để đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho các em thơ ở vùng cao.
Một cuộc trao đổi thú vị với những chuyên gia tài chính về quản lý tài chính cá nhân và tài chính gia đình (TCCN-GĐ). Đây là lời khuyên của chuyên gia tài chính Larry Trương và diễn giả Quách Tuấn Khanh…