Hoa mỹ và lắt léo
- Cập nhật: Thứ ba, 24/2/2009 | 12:00:00 AM
Có những câu nói khá hoa mỹ của đàn ông, ẩn chứa những thông tin không lành. Làm thế nào để nhận diện chúng. Sau đây là phân tích của các nhà nghiên cứu tâm lý Anh.
Ảnh minh họa.
|
“Anh đi đâu thì có quan trọng gì!”
Những người hay thốt ra câu này nực cười thay lại chính là những người thường có điều đang giấu giếm. Trước thái độ đó bạn đừng nổi xung hay nằng nặc đòi biết. Nhưng hãy cho anh ấy hiểu rằng, anh ấy - bạn trai của bạn - “không có quyền giữ im lặng” khi đột nhiên biến mất rồi lại xuất hiện.
Nếu anh ấy vẫn cố biện hộ, nài nỉ không nói ra sự thật, bạn có quyền rút lui khỏi cuộc chơi.
“Anh không phiền nếu em có bạn khác”
Anh chàng của bạn là người tự do phóng khoáng, cho bạn thoải mái giao du? Bạn thử kể về thời gian bạn đi gặp ai đó, những việc bạn và gã ấy làm, và cả cảm xúc của bạn với gã đó nữa được không?
Thực tế, anh ấy muốn bạn chỉ biết có anh ấy, ngay cả cái vẻ điềm tĩnh “cho em tự do” đang có bây giờ cũng chỉ là chiêu cách cực kỳ khéo léo để trói chân bạn mà thôi.
“Anh thấy không nên đặt những vấn đề nghiêm trọng, nhưng em thật thú vị!”
Bạn thấy vui vì anh ta đánh giá cao mình? Nhưng đích thị, đây là một thỏa ước rằng quan hệ giữa hai người chỉ dừng lại ở quan hệ “vui vẻ”.
Khi một mối quan hệ cần có sự nghiêm túc thì không thể tin tưởng vào anh chàng này.
“Tại sao chúng ta không thể vui sống với chính con người mình?”
Nếu một trong hai người muốn “thắt chặt”, muốn được sở hữu mà người kia lại thích duy trì vĩnh viễn tình trạng nửa vời hiện tại thì có nghĩa là mối quan hệ đã bắt đầu trục trặc.
Vui vẻ “với chính con người mình” ở đây chỉ là cách tảng lờ một sự thực: hai người có quan điểm hoàn toàn khác nhau về một tình yêu nghiêm túc.
“Em thật thoải mái, và đó là điểm anh tôn trọng”
Thực ra thì không. Bởi điều đó có nghĩa là anh ta có thể vui vẻ với bạn mà chẳng cần ràng buộc và chính anh ta cũng có thể “thoải mái”.
Nên tìm người chấp nhận điểm yếu của bạn, hài lòng với những gì bạn chưa có hơn là người “thích” những gì bạn đang có, nhất là thích theo kiểu đó.
(Theo TPO)
Các tin khác
Ở các vùng “quê không phải mà tỉnh chưa xong” thì lớp choai choai tuổi teen với đủ trò thể hiện mình trở thành “cái gai” trong mắt người lớn. “Sợ nhất bọn choai choai” là câu mà người lớn than thở với nhau…
YBĐT - Đó là em Hoàng Văn Khang, dân tộc Tày, thôn Kiên Lao, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình chỉ trông chờ vào 5 sào ruộng cấy một vụ, bố mẹ thì bệnh tật, đau yếu liên tục, cuộc sống gia đình càng túng bấn.
Báo chí Ba Lan ca ngợi tài năng của cậu bé 12 tuổi Nguyễn Việt Trung sánh ngang với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của một nhạc viện lớn. 5 tuổi, Nguyễn Việt Trung theo chị đến trường âm nhạc nơi chị đang theo học.
YBĐT - Chị Nguyễn Thị Hòa sinh năm 1971, ở thị trấn Nông trường Trần Phú (huyện Văn Chấn - Yên Bái). Thời còn là học sinh phổ thông, qua thông tin đại chúng chị biết được các em học sinh dân tộc Mông ở vùng cao Mù Cang Chải còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi so với các bạn ở các huyện khác trong tỉnh. Từ đó, trong chị đã nuôi ý chí thi vào ngành sư phạm để đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho các em thơ ở vùng cao.