Xây dựng nông thôn mới ở Văn Chấn: Khó mấy cũng làm được!

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/3/2014 | 9:26:47 AM

YBĐT - Với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, sau 3 năm triển khai, đến nay, hầu hết các xã tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Chấn (Yên Bái) đều đạt từ 5 tiêu chí trở lên.

Anh Dương Quang Vinh sử dụng chiếc máy cày được hỗ trợ theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Anh Dương Quang Vinh sử dụng chiếc máy cày được hỗ trợ theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, đã có 8 xã đạt từ 8 tiêu chí trở lên. Các địa phương đang bắt tay thực hiện những tiêu chí khó. Để hoàn thành các tiêu chí này đòi hỏi sự nỗ lực hết sức của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương.

Anh Dương Quang Vinh ở thôn 3, xã Đại Lịch luôn bận bịu với chiếc máy cày khi giúp người dân làm đất chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân. Với cách hỗ trợ hợp lý đã giúp cho gia đình anh cùng nhiều hộ nghèo khác của địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững. Anh Vinh phấn khởi: “Trước đây, gia đình gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất. Lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, gia đình tôi được vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mua trâu phục vụ lao động sản xuất. Đặc biệt, đầu năm 2013, người dân trong thôn tạo điều kiện cho tôi quản lý, sử dụng chiếc máy cày được hỗ trợ theo chương trình xây dựng nông mới. Cùng với sự động viên, khuyến khích của các đồng chí lãnh đạo xã đã giúp cho tôi  có việc làm, tăng thêm thu nhập, nhờ đó gia đình đã thoát nghèo”.

Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của Đại Lịch chiếm trên 12% nhưng sau 3 năm triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 9,27%. Xã đã trở thành địa phương đầu tiên của huyện hoàn thành tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%.

Ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch cho biết: “Ngay sau khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, xã đã tiến hành thống kê, rà soát hộ nghèo. Đặc biệt, trong quá trình thống kê, xã yêu cầu cán bộ chuyên môn tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, sau đó phân loại, có giải pháp phù hợp đối với từng hộ nghèo. Từng đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ xã được phân công cụ thể nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích, hướng dẫn các hộ nghèo cách phát triển kinh tế cũng như nỗ lực vươn lên thoát nghèo”.

Mặc dù là xã vùng thấp nhưng thực hiện xây dựng nông thôn mới, Thanh Lương cũng gặp nhiều khó khăn. Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và cách làm hiệu quả đã giúp xã hoàn thành tiêu chí 16 về văn hóa. Với quy định có 70% số thôn, bản trở lên được công nhận danh hiệu thôn, bản văn hóa liên tục từ 5 năm trở lên, đây là tiêu chí mà các địa phương khác đánh giá là khó hoàn thành. 

Ông Hà Văn Đoàn - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết: “Mặc dù Thanh Lương đã có 100% số thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa liên tục 5 năm trở lên nhưng để duy trì, giữ vững tiêu chí này được hết sức chú trọng. Bởi có rất nhiều tiêu chí nhỏ trong tiêu chí về văn hóa như: vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…”. Đồng Lơi là thôn đầu tiên của xã được công nhận làng văn hóa từ năm 1999 và từ khi được công nhận đến nay luôn giữ vững danh hiệu.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Hà Trọng Bằng - Trưởng thôn Đồng Lơi cho biết: “Đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng dân cư là yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì và giữ vững được danh hiệu này. Xây dựng mối đoàn kết, thôn đã thành lập 4 nhóm liên gia, mỗi nhóm từ 25 đến 30 thành viên chia theo các nhóm hộ và 100% hộ dân đều là thành viên trong các nhóm liên gia. Thành lập các nhóm liên gia đã giúp cho các phong trào được thực hiện có hiệu quả hơn và người dân gần gũi, quan tâm, giúp đỡ nhau kịp thời hơn”. Thanh Lương trở thành địa phương duy nhất của Văn Chấn hoàn thành tiêu chí văn hóa và cũng là 1 trong 8 địa phương của huyện đạt từ 8 tiêu chí trở lên.

Hiện nay, Văn Chấn chỉ đạo các xã, đặc biệt đối với 5 xã điểm cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và đăng ký thực hiện mỗi năm từ 4 tiêu chí trở lên; tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn; từng bước thay đổi nhận thức của người dân vùng cao về vệ sinh môi trường, tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; bám sát những nội dung của đề án được duyệt để triển khai, đảm bảo công khai, dân chủ để nhân dân được bàn bạc, quyết định từng nội dung.

Xác định hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là việc làm hết sức khó khăn nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân thì công cuộc xây dựng nông thôn mới khó mấy cũng làm được.

 Ngọc Thúy

Các tin khác

YBĐT - Sau 3 năm triển khai Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Nhiều địa phương trong tỉnh đã có những cách làm hay, sáng tạo, huy động được sức mạnh nội sinh từ cộng đồng để thực hiện phong trào hiệu quả.

Sơn A cũng là một trong những xã phát triển mạnh cây vụ đông, đặc biệt là cây ngô.
(Ảnh: Hồng Duyên)

YBĐT - Để đạt được các tiêu chí theo kế hoạch, Ban chỉ đạo XDNTM xã Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã chủ động triển khai và tổ chức thực hiện, nhiều tiêu chí đã được lưu ý củng cố ngay từ những năm trước, trong đó tiêu chí thủy lợi đã cơ bản hoàn thành.

Cần đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng để tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản xuất.

YBĐT - Nằm trong cánh đồng Mường Lò phì nhiêu nhưng kinh tế địa phương chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn song một vài năm trở lại đây, xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã biết phát huy nội lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới toàn diện.

Nông dân xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) chăm sóc rau vụ đông.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Thực hiện Chương trình giám sát năm 2013 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái, Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát chuyên đề về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong 2 năm (2011 và 2012) trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục