Chứng khoán ngày 9/5: Áp lực lớn từ tương lai lạm phát

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/5/2008 | 12:00:00 AM

Những dự báo về khả năng đột biến của lạm phát thời gian tới là một áp lực chính trong phiên giao dịch hôm nay.

Hôm nay, xu hướng giao dịch trên sàn không có nhiều khác biệt so với phiên liền trước. Đà giảm đã có trong dự tính của nhiều nhà đầu tư. Điểm mà họ quan tâm là những dự báo về lạm phát vừa xuất hiện trên thị trường.

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố những dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2008, trong đó đề cập đến khả năng xấu nhất lạm phát có thể lên tới 22,3%, và lạc quan nhất cũng ở mức 16,7%.

Tỷ lệ trên thực sự gây “sốc” đối với những hy vọng về đà giảm của lạm phát trong thời gian tới, nhất là khi đã có dấu hiệu giảm tốc trong hai tháng vừa qua.

Với nhà đầu tư chứng khoán, có thể hiểu dự báo trên đi cùng với môi trường đầu tư có khả năng sẽ xấu thêm, mà lạm phát vốn được xem là một nguyên nhân chính gây sụt giảm của thị trường từ đầu năm đến nay.

Trong khi đó, có dự báo của một tổ chức uy tín nước ngoài lại chưa được phổ biến rộng rãi. Đó là dự báo khá lạc quan của bộ phận nghiên cứu Ngân hàng Stanard Chartered.

Ngân hàng toàn cầu này đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam có thể lên tới 20% trong quý 2/2008, nhưng ngay sau đó sẽ giảm nhanh và kết thúc năm ở dự báo 14%. Xa hơn, Stanard Chartered lạc quan khi dự tính tỷ lệ trên chỉ còn 7,5% trong quý 1 và quý 2/2009 (thấp hơn nhiều so với năm nay).

Nhìn lại hai dự báo trên, có một điểm chung là lạm phát vẫn diễn biến phức tạp và có thể tăng mạnh trong quý 2 tới. Đây là một bất lợi đối với khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán.

Còn trên thực tế, thị trường này vừa khép lại một tuần giảm mạnh cả về điểm số, giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Tại sàn Tp.HCM, chỉ còn 3,5 triệu đơn vị, bằng phân nửa khối lượng những phiên gần đây và có giá trị 148 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, khối lượng có nhích lên so với phiên hôm qua, đạt 1,2 triệu cổ phiếu, trị giá 43,8 tỷ đồng; vẫn là mức thấp so với những phiên đầu tuần.

Đáng chú ý là lượng cầu trên cả hai sàn đều hạn chế, bảng giao dịch trống hẳn dư mua, trong khi dư bán tràn ngập. Từ đây, không bất ngờ khi tại sàn Hà Nội chỉ có 3 mã tăng giá và có tới gần 20 cổ phiếu không có giao dịch (một con số quen thuộc trong 3 phiên vừa qua).

Và cũng khá trùng hợp khi trên sàn Tp.HCM cũng chỉ có 3 mã tăng giá, còn lại 3 mã giữ giá tham chiếu và 148 mã giảm giá (trong đó chỉ có duy nhất một mã tránh được giá sàn).

Chỉ số VN-Index qua phiên này chính thức về mốc 500 điểm, giảm 7,61 điểm, còn 500,33 điểm. HASTC-Index chỉ còn 154,23 điểm, giảm 3,19 điểm.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác

Phiên thứ ba liên tiếp VN-Index mất điểm, cũng là phiên khối ngoại tiếp tục giao dịch mạnh để cản đà trượt dốc của thị trường.

Tin xấu chính thức phổ biến trên sàn, thị trường nối tiếp đà giảm, bi quan đang chiếm ưu thế dù giá chứng khoán đã chìm sâu.

Nhiều nhà đầu tư vẫn chưa vào cuộc sau kỳ nghỉ dài.

Sự hoài nghi đặt ra phiên liền trước đã hiện thực, VN-Index không thể bám trụ để có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp.

Chứng khoán Trung Quốc hôm 24/4 có ngày tăng điểm với mức tăng ấn tượng nhất trong vòng 6 năm qua, ngay sau đợt giảm dữ dội vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục