Văn Yên phát triển mạnh giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2013 | 8:56:32 AM

YBĐT - Điển hình trong phát triển giao thông nông thôn của huyện phải nói đến các xã: Đại Phác, Xuân Ái, An Thịnh... bà con đã đóng góp hàng ngàn công lao động, hàng tỷ đồng, hiến hàng ngàn mét đất không nhận tiền đền bù để làm đường. Giao thông phát triển, đi lại thuận lợi đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.

Nhân dân xã Đại Phác tham gia kiên cố đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Đại Phác tham gia kiên cố đường giao thông nông thôn.

Đến nay, Văn Yên đã có mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh với tổng số 241km đường huyện, trên 379km đường xã và trên 400km đường thôn bản. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, địa chất thủy văn phức tạp, đồng thời do mức đầu tư thấp nên mặt đường các công trình giao thông chủ yếu là đường cấp phối hoặc đường đất, còn thiếu hệ thống thoát nước và đặc biệt là thiếu cầu qua sông, suối lớn, nhiều công trình cầu, cống.

Mặc khác, do nguồn vốn quản lý, bảo trì còn khó khăn vì khối lượng đường giao thông lớn nên nhiều tuyến đường sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn đã và đang được Văn Yên quan tâm thực hiện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Hà Đức Anh - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Văn Yên đã và đang nỗ lực tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động nên công tác phát triển giao thông của huyện tiếp tục được làm tốt. Trong năm 2012, tổng giá trị thực hiện đạt 68 tỷ 343 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50 tỷ 608 triệu đồng, nhân dân đóng góp được 18 tỷ 275 triệu đồng”.

Từ nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp, Văn Yên đã nâng cấp, rải nhựa, bê tông hóa được 17,1km đường đến trung tâm các xã đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, nâng tổng số đường đạt chuẩn đường cấp V miền núi của huyện đạt 214,1km, đạt 88,8%. Đồng thời làm được 104km đường liên thôn đạt tiêu chuẩn cấp A miền núi, nâng tổng số đường liên thôn đạt tiêu chuẩn cấp A miền núi toàn huyện lên 295km, đạt 78,86%. Huyện cũng đã kiên cố hóa bê tông, rải nhựa được 32,28km đường liên thôn, nâng tổng số đường liên thôn được kiên cố hóa lên 96,68km, đạt 50%.

Điển hình trong phát triển giao thông nông thôn của huyện phải nói đến các xã: Đại Phác, Xuân Ái, An Thịnh... bà con đã đóng góp hàng ngàn công lao động, hàng tỷ đồng, hiến hàng ngàn mét đất không nhận tiền đền bù để làm đường. Giao thông phát triển, đi lại thuận lợi đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.

Những vùng nguyên liệu nông, lâm sản như vùng lúa Đại - Phú - An; vùng quế Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng...; vùng sắn Đông Cuông, Mậu Đông, An Bình... trở thành vùng hàng hóa làm thay đổi bộ mặt từng vùng quê, từng hộ gia đình, góp phần đắc lực giảm số hộ đói nghèo theo tiêu chí mới của huyện xuống còn 9.236 hộ, chiếm 31,44%.

Tuy nhiên, ông Hà Đức Anh cũng đánh giá: “Do một số xã vẫn chưa chủ động trong triển khai phát triển GTNT, còn trông chờ, phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tiến độ một số công trình còn chậm. Một số công trình đường bê tông chưa đảm bảo chất lượng theo thiết kế về phần rãnh dọc thoát nước, lề đường. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp đầu tư còn hạn chế, có những địa phương không giải phóng mặt bằng thi công, phải đề nghị chuyển tuyến. Hoạt động của ban chỉ đạo, ban giám sát làm đường giao thông nông thôn ở một số địa phương còn mang tính hình thức, một số ban chỉ đạo cấp xã chưa phân rõ địa bàn quản lý, nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban... đã ảnh hưởng đến phong trào”.

Để phong trào ngày càng lớn mạnh và đi vào chiều sâu, huyện sẽ chỉ đạo ngành chức năng tháo gỡ khó khăn, đồng thời bổ sung tiêu chí phát triển GTNT thành tiêu chí cơ bản để đánh giá kết quả thi đua của cơ quan, đơn vị, các xã thị trấn trên địa bàn.

P.V

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục