Nông thôn mới - “đến đích” bằng nội lực

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2013 | 9:13:14 AM

YBĐT - Tân Đồng (Trấn Yên) là một trong hai xã điểm được tỉnh Yên Bái lựa chọn xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau hai năm thực hiện, bằng nguồn lực đầu tư của Nhà nước cùng với nỗ lực của người dân, diện mạo xã đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề cần sớm khắc phục.

Các đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (áo trắng); Lê Văn Tạo - Phó chủ tịch HĐND tỉnh (thứ hai, phải sang) khuyến khích các nhóm hộ nuôi tằm ở Tân Đồng thành lập hợp tác xã dịch vụ.
Các đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (áo trắng); Lê Văn Tạo - Phó chủ tịch HĐND tỉnh (thứ hai, phải sang) khuyến khích các nhóm hộ nuôi tằm ở Tân Đồng thành lập hợp tác xã dịch vụ.

Trong hai năm, vốn ngân sách đầu tư vào Tân Đồng đạt 6,8 tỷ đồng, tập trung vào làm đường giao thông, phát triển sản xuất, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật… Nguồn vốn ngân sách đã được Tân Đồng sử dụng khá hiệu quả, đặc biệt là trong các chương trình phát triển kinh tế. Nổi bật lên là phong trào trồng dâu nuôi tằm phát triển khá mạnh đem lại thu nhập cao cho nông dân. Chỉ với 2 mẫu đất trồng dâu nuôi tằm, mỗi tháng chị Lê Thị Giản, thôn 5 thu được 2 tạ kén, thu về trên 15 triệu đồng.

Cùng với việc cung cấp tằm giống và thu mua kén, chị Giản trở thành 1 trong 3 đầu mối thu mua sản phẩm chủ yếu cho người dân trong thôn. Trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên việc sản xuất rất manh mún theo kiểu phong trào, người dân chưa có ý thức phát triển thành vùng nguyên liệu hàng hóa. Hiện nay, Tân Đồng có 60ha dâu cho sản lượng gần 100 tấn kén mỗi năm nhưng giá trị không cao do người dân chỉ bán thô cho các tư thương, đôi khi còn bị ép giá thiệt thòi đủ đường.

Chị Giản cho biết: “Hiện nay tôi đang bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ trong thôn, đôi khi giá thị trường thay đổi, tôi vẫn phải chấp nhận mua cho dân bằng với giá bán không lời lãi gì. Trong xã có nhiều hộ đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nếu có thể liên kết lại thành một đầu mối thì hiện tượng ép giá sẽ không còn, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”.

Ý tưởng, cách làm kinh tế của chị Giản đã mang xu hướng của tổ hợp tác, liên kết các nhóm hộ có cùng lợi ích. Để tiến thêm một bước thì lãnh đạo huyện, xã cần phải quan tâm vận động để các nhóm hộ này phát triển lên một bước cao hơn thành lập hợp tác xã dịch vụ.

Khi liên kết được với nhau sẽ không bị ép giá, bản thân mỗi người dân tham gia vào hợp tác xã cũng sẽ đảm bảo nhiều quyền lợi, được vay vốn, tập huấn kỹ thuật mở rộng sản xuất. Để làm được điều đó, trước tiên đội ngũ lãnh đạo xã cần phải năng động hơn nữa, tháo gỡ khó khăn bước đầu cho nông dân.

Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng NTM ở Tân Đồng vẫn còn nhiều bất cập. Với thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm, hiện tại Tân Đồng đang rất gần với yêu cầu của tiêu chí NTM về thu nhập nhưng tỷ lệ hộ nghèo của xã lại rất cao - 38%, trong đó số hộ nghèo tập trung phần lớn ở 3 thôn người Dao. Như vậy là có sự chênh lệch về giầu nghèo khá lớn, mất cân đối trong phát triển kinh - tế xã hội.

Một vấn đề khác là 378ha rừng sản xuất chuyển đổi từ diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, đến nay vẫn chưa giao cho dân dù ý kiến chỉ đạo của tỉnh trong rất nhiều cuộc họp là số diện tích này phải ưu tiên giao cho người có công, người nghèo không có đất sản xuất. Giao đất rừng cho dân, cấp “sổ đỏ” cho dân chính là cấp vốn, cấp tư liệu sản xuất cho dân theo một cách khác mà sau nhiều năm xã chưa làm được.

Tân Đồng là một trong hai xã điểm của tỉnh thực hiện xây dựng NTM, mặc dù được quan tâm đầu tư nhiều nhưng cho đến nay về nhiều mặt vẫn thua kém các xã không phải xã điểm.

Xây dựng NTM phải đi từ nội lực, từ tư duy của mỗi cán bộ đến người dân. Đơn giản hơn, xây dựng NTM chính là xây dựng con người mới. Tỉnh, huyện chỉ định hướng, còn đi như thế nào thì xã phải tự quyết dựa trên sự đồng thuận của nhân dân; lúng túng ở đâu, khó khăn ở đâu xã phải chủ động đề nghị lên trên để giải quyết kịp thời.

Anh Dũng

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục