Huyền ảo nghi lễ cầu an và hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/9/2024 | 10:20:05 PM

Lễ cầu an, Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Pháo bông vụt sáng, rực rỡ sắc màu, ngập tràn trong không khí thiêng liêng củ.
Pháo bông vụt sáng, rực rỡ sắc màu, ngập tràn trong không khí thiêng liêng củ.

Cầu cho sóng yên bể lặng, tôm cá đầy thuyền...

Lễ cầu an, Hội hoa đăng là một nghi thức đặc biệt bởi tính nhân văn sâu sắc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một thế giới đại đồng. Nghi thức còn thể hiện tinh thần hòa hiếu và nhân đạocủa các triều đại Việt Nam "Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.


Các nhà sư làm lễ cầu Phật thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt

Bà Nguyễn Thị Liên ở Thanh Quang (Nam Sách) cùng gia đình đến Kiếp Bạc từ sớm để làm lễ trong đền. Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ hội mùa thu, nếu sức khỏe cho phép, bà Liên đều về lễ hội. "Lễ cầu an và thả hoa đăng ở đền Kiếp Bạc mang một ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc và nhân văn, cầu cho đất nước thái bình, bão lụt sớm tan, nhân dân yên ấm, mùa màng thắng lợi. Ở đây còn cầu cho linh hồn của giặc được siêu thoát trở về. Đó là nhân văn của người Việt", bà Liên cho biết.


Bà Nguyễn Thị Liên ở Thanh Quang (Nam Sách) đến Kiếp Bạc từ sớm để dự Lễ cầu an và hội hoa đăng

Đất Vạn Kiếp in đậm những dấu chân lịch sử lẫy lừng, gắn với công lao của các bậc quân vương, quân và dân Đại Việt trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Trước cửa đền, phía cuối đường thần đạo là dòng Lục Đầu giang hiền hòa, ấp ôm Vạn Kiếp. Nhưng dưới những lớp sóng hiền hòa ấy, ở thế kỷ XIII, dòng Vạn Kiếp đã chứng kiến những trận dàn quân thủy chiến kinh điển trong lịch sử chiến tranh thời phong kiến, không chỉ với Đại Việt, mà còn khiến lịch sử thế giới kinh ngạc và khâm phục.

Người xưa coi Lục Đầu giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ, mang thái bình, yên ổn và thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Về đường thủy, từ Vạn Kiếp qua sông Lục Đầu thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển dễ dàng. Vì thế đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, Lục Đầu giang luôn là vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và những chiến công vang dội của quân dân Đại Việt.


Lễ cầu an, Hội hoa đăng là nghi thức tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc thánh vương, quân và dân Đại Việt

Tương truyền, tại khúc sông Lục Đầu, Trần Hưng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc.

Huyền thoại bãi kiếm thần của Trần Hưng Đạo, muốn nhờ sóng nước Lục Đầu hay siêu thực hơn là lấy đức sáng của Thiên, Minh, Nhật, Nguyệt gột rửa chiến tranh để giữ vững thái bình: Triết lý tư duy chiến tranh - hoà bình. Đó là một cổ mẫu từ thời huyền thoại - huyền tích với biểu tượng lửa - nước (kim: thanh kiếm; thuỷ: nhan, giặc nước) nhằm cầu tạnh, chống lũ lụt hay cầu mưa của cư dân nông nghiệp cổ.

Cầu nối của những linh hồn bất tử

Bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, Lễ cầu an, Hội hoa đăng là nghi thức tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc thánh vương, quân và dân Đại Việt trong công cuộc bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.

Lễ cầu an, Hội hoa đăng còn cầu siêu cho linh hồn những anh hùng, binh sĩ trận vong qua các triều đại. Lễ cầu an còn cầu cho các vong hồn siêu thoát, cầu Phật thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt, tôm cá đầy thuyền, người dân đất Việt an khang, thịnh vượng, đất nước mãi mãi thái bình.

Nghi lễ năm nay tiếp tục được tổ chức trên đê sông Lục Đầu, bến Vạn Kiếp. Đàn tháp với 9 tầng tượng trưng cho trục nối, giao thoa trời - đất, âm - dương. 9 tầng hoa văn cả Phật - Đạo - Nho đan xen tạo nên một bức tranh đa sắc màu lộng lẫy, biểu hiện của sự hòa hợp tam giáo. 

Dưới sông hoa đăng lung linh bừng sáng cả góc trời Vạn Kiếp. Có 6.000 hoa đăng được người dân chuyền tay nhau thả xuôi theo dòng nước Lục Đầu. Những cánh hoa rực rỡ chở nặng nghĩa tình của thế hệ hôm nay gửi gắm về cõi xa xăm, là cầu nối giữa đất nước thanh bình ngày nay với những linh hồn bất tử của các thế hệ cha ông thuở trước đã không tiếc máu xương bảo vệ giang sơn bờ cõi. Hàng nghìn hoa đăng tụ hội quanh Cồn Kiếm để tạo thành thanh kiếm lửa. Đó chính là sự linh ứng, siêu thoát của các vong hồn.

Trên không trung, dàn pháo bông vụt sáng, rực rỡ sắc màu, ngập tràn trong không khí thiêng liêng, huyền ảo. Một cảm giác nhẹ nhàng phấn chấn và choáng ngợp. Đọng lại trong lòng mỗi người là sự biết ơn, niềm kiêu hãnh, tự hào và tự tôn dân tộc!

(Theo Báo Hải Dương)

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia hào hứng ghi lại khoảnh khắc hoàng hôn trên Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Sau nhiều năm phát triển, đến nay huyện Mù Cang Chải đã khôi phục và bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc để thúc đẩy du lịch; từ Lễ hội Mùa nước đổ, Lễ hội Mùa vàng… đến Tết Độc lập, gắn trong đó là nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Khách du lịch thích thú trải nghiệm bay dù lượn trên cánh đồng Cao Phạ.

Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.

Du khách chụp ảnh tại đầm sen Vân Hội.

Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, thời gian qua, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đã tích cực khai thác những lợi thế, tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hoặc những đặc sản địa phương để thu hút du khách, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn.

Sông Hồng tạo dấu ấn rất rõ nét trong sự hình thành và phát triển vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa của một vùng rộng lớn của Yên Bái.

Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái dài 120 km (còn gọi là sông Thao), điểm đầu là xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, điểm cuối tại ghềnh Hạc, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Sông Hồng mang lại nhiều lợi thế phát triển, góp phần hình thành vùng văn hóa lớn của tỉnh Yên Bái - vùng văn hóa sông Hồng với nhiều giá trị phong phú và đặc sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục