Độc đáo nghi lễ cúng cầu mùa của người Dao Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Người Dao quần trắng ở Yên Bái sinh sống tập trung ở các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên và Văn Yên. Vốn là cư dân nông nghiệp nên trong hệ thống nghi lễ liên quan đến sản xuất, canh tác nông nghiệp của người Dao quần trắng cũng khá phong phú. Và một trong những nghi lễ quan trọng của người Dao quần trắng đó là “Cúng cầu mùa” trong Lễ hội Cầu làng.

Lễ hội cầu làng của người Dao thường được tổ chức vào các ngày: 2/2; 6/6 và ngày 22/12 âm lịch hàng năm trong nhà của một người có uy tín nhất làng.

Trong các nội dung lễ hội cầu làng có nghi lễ “Cúng cầu mùa”, nghĩa là cầu 12 vị thần cai quản các tháng trong năm hay còn gọi là 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu ,Tuất, Hợi ứng với 12 tháng trong năm về hưởng lộc và phù hộ độ trì cho mùa màng tươi tốt, nhà nhà mạnh khoẻ, ấm no hạnh phúc. Mỗi con giáp được người trong làng làm tượng trưng bằng đồ mã.

Lễ vật là một mâm cúng với đèn, vàng, hương, trầu cau, rượu, gà. thủ lợn... tuỳ theo điều kiện của từng gia đình. Ở giữa có một cái hộp to cắm 12 lá cờ được trang trí các màu khá bắt mắt đại diện cho 12 tháng và mỗi lá cờ này ứng với một con giáp. Trong hộp này còn cắm một cây nêu, một cây mía tượng trưng cho trời và đất. Trên cây mía có những bông hoa với các màu sắc rực rỡ thể hiện sự đủ đầy của một năm bội thu với hoa ngô, hoa lúa, hoa bông.

Vào nghi lễ cúng cầu mùa, thầy cúng là người được dân làng tín nhiệm nhất sẽ chủ trì và xin âm dương xem các thần linh đã thuận chưa. Nếu đã thuận thì thầy cúng sẽ khấn. 

Tiếp theo là sự xuất hiện của 12 con giáp nhảy múa theo tiếng nhạc và theo thứ tự của tự nhiên. Sau đó thầy cúng cắt 4 đuôi cờ 4 màu hoá vàng và cho vào nước thánh rồi cho 12 con giáp thụ hưởng các sản vật của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và tiễn 12 con giáp về miếu thờ để coi sóc mùa màng theo từng tháng. Sau khi thủ tục đã xong, dân làng bắt đầu nhảy múa reo hò vì đã được các thần linh che chở, hứa hẹn một năm no đủ hạnh phúc.

Lễ hội Cầu làng của người Dao quần trắng Yên Bình hiện nay vẫn thường xuyên được tổ chức và trở thành món ăn tinh thần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người Dao.

 

Lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc đã và đang trở thành một việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành bởi nó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn làm cho những giá trị văn hóa của các dân tộc mãi trường tồn trước dòng chảy của thời gian.

Thanh Chi

Các tin khác

Ngày 11.9, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức đoàn khảo sát vịnh Xuân Đài thuộc 2 huyện: Sông Cầu và Tuy An để lập hồ sơ đề nghị công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 13.000 ha, nằm dọc theo hướng Bắc - Nam, cửa vịnh rộng khoảng 4,4 km, mực nước sâu 5 - 18m, có nhiều ngọn núi nhô ra mặt nước tạo thành nhiều vũng nhỏ và đảo, bá

Vùng du lịch Sa Pa đang bước vào thu với phong cảnh mùa lúa chín vàng đẹp như mơ trên những cánh đồng ruộng bậc thang nằm dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.

YBĐT - Kiệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải sẽ dần đổi sắc theo thời gian là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được. Nhưng điều đặc biệt là ở nơi này, cây lúa đã mọc lên trong âm thanh của bản nhạc nước dường như bất tận thì không phải ai cũng biết!

>>> Xem v

Lễ Mông Sơn thí thực được tổ chức tại chùa Nền, theo dân gian thì vốn là nền nhà cũ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Đàn lễ Mông Sơn thí thực thể hiện sự hòa nhập, pha trộn tín ngưỡng giữa Phật giáo và Đạo giáo cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục