Quản lý lễ hội 2013 sẽ có những đột phá mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/1/2013 | 8:01:38 AM

Những năm gần đây công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đang bộc lộ nhiều tiêu cực, phản cảm gây bức xúc trong nhân dân. Điển hình như tại một số lễ hội hiện tượng xóc thẻ, cúng thuê, cờ bạc trá hình, đốt vàng mã, hòm công đức đặt tràn làn, lưu hành văn hóa phẩm trái phép… vẫn diễn ra.

Trước mùa lễ hội 2013, ông Phạm Văn Thủy – Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có cuọctrao đổi với phóng viên báo chí về công tác quản lý lễ hội năm nay.

** Thưa Cục trưởng, ông có thể cho biết công tác quản lý lễ hội năm 2013 đang được triển khai như thế nào?

- Bộ đã tổ chức 6 đoàn công tác để kiểm tra lễ hội, kiểm tra và chỉnh đốn các hoạt động của lễ hội trước Tết, trong Tết và sau Tết. Các địa phương có lễ hội sau khi kết thúc 10 ngày sẽ phải có báo cáo lại với lãnh đạo Bộ về kết quả đạt được.

Trên cơ sở đó Bộ sẽ có những rút kinh nghiệm cho các lễ hội tiếp theo, cái gì còn hạn chế sẽ khắc phục ngay. Bộ sẽ cương quyết làm triệt để năm nay về việc chỉnh đốn công tác lễ hội để đảm bảo tính văn minh trong hoạt động lễ hội. 

Trong ngày 14/1, Cục Văn hóa Cơ sở đã cử lãnh đạo Cục cùng với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đến Chùa Hương kiểm tra. Tiếp theo ngày 16/01 một đoàn sẽ đi khảo sát một số địa điểm, danh lam thắng cảnh cũng như các di sản nổi tiếng của miền Bắc. Qua đó tạo sự đột phá về công tác quản lý lễ hội so với năm 2012.

** Có một thực tế là địa phương luôn biết và có sự chuẩn bị mỗi khi đoàn thanh tra, kiểm tra lễ hội của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đến, và khi đoàn đi thì những luộm thuộm, bề bộn trong lễ hội mới bị phơi bày?

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã yêu cầu các đoàn kiểm tra đến trực tiếp các cơ sở có lễ hội chứ không thông báo cho chính quyền địa phương ở đó. Do đó các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ đi đột xuất đến các nơi, sẽ không thông báo trước cho các địa phương. Đây là đi kiểm tra thực tế lễ hội chứ không kiểm tra trên giấy tờ.

** Về vấn đề đốt vàng mã, rải tiền công đức, giọt dầu tràn lan không đúng nơi quy định tại di tích, lễ hội đã tiếp diễn nhiều năm nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để, liệu đó có phải do chế tài xử lý của ta còn quá nhẹ?         

- Chúng ta phải thường xuyên phối kết hợp với chính quyền địa phương, cấp ủy Đảng nơi diễn ra lễ hội làm công tác tuyên truyền để người dân và du khách hiểu. Người dân có ý thức tự giác thì vấn đề mới được giải quyết triệt để.

Mục đích chính vẫn là giáo dục để người dân hiều được nét văn minh trong lễ hội.

** Được biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang xây dựng một quy hoạch tổng thể cho hoạt động lễ hội, vậy xin ông cho biết công tác này đã được triển khai đến đâu?    

- Việc quy hoạch tổng thể của lễ hội đó là công việc của năm 2013 mà đã được triển khai từ năm 2012. Đến nay chúng tôi đã gửi văn bản lấy ý kiến với các Bộ ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến và hoàn thiện và sớm trình Chính phủ. Cố gắng sẽ hoàn thành trong giữa năm 2013.

** Xin cảm ơn ông.

(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày 10-1, Đoàn công tác của Bộ VH,TT&DL và Sở VH,TT&DL Hà Nội đã làm việc với huyện Mỹ Đức về công tác chuẩn bị lễ hội chùa Hương năm 2013.

Tại Quyết định số 5079 của Bộ VH,TT&DL, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt I.

Sa Pa đang chìm vào cái lạnh dưới 10 độ C nhưng những bông hoa anh đào vẫn khoe sắc rực rỡ, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến vùng đất này.

Đến chợ Cao Sơn, du khách sẽ có dịp được giao lưu, trò chuyện và tìm hiểu thêm về đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc sống ở 4 bản lớn nhất của huyện Mường Khương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục