Lạ lẫm hội Ná Nhèm

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/2/2013 | 2:14:27 PM

Sau 50 năm bị gián đoạn, lễ hội Ná Nhèm của người Tày, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã được phục dựng. Trên những thửa ruộng với luống cày còn mới, người dân đã diễn lại tục hèm đánh trận gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn dân gian.

Các diễn viên tham gia hội đều được hóa trang bằng cách bôi mặt nhọ.
Các diễn viên tham gia hội đều được hóa trang bằng cách bôi mặt nhọ.

Theo lời kể của các cụ bô lão thì xưa có một toán giặc Tấc Tài Ngàn - hay còn gọi là giặc răng đỏ - đến chiếm đóng tại ngôi miếu thờ Thành hoàng Đức Cao Sơn ở sườn đồi Khau Dạ Háy. Chúng bắt con gái của dân làng lên giặt giũ, nấu ăn, ban đêm thắt miệng túi cho bọn chúng ngủ. Lũ giặc làm một cái trống to, đêm xuống, chúng bắt các cô gái dắt dê lên mặt trống để giẫm tạo ra âm thanh dồn dập như xông trận làm dân làng hoang mang lo sợ. Ban ngày, chúng xuống làng giết người, cướp bóc của cải khiến dân làng căm phẫn.

Để giết giặt, dân làng đã bày mưu cho các cô gái phục vụ buộc miệng túi thật chặt khi giặc ngủ rồi làm ám hiệu cho dân làng biết để lên diệt giặc, quăng xuống suối Phai Huấn. Không lâu sau, trong làng xuất hiện dịch bệnh lạ, làm nhiều người và vật nuôi bị chết, hạn hán xảy ra liên miên. Tại gần ngôi miếu xuất hiện một tổ ong chúa rất lớn, hễ người và gia súc đi qua đều bị ong đốt chết. Thầy mo cho rằng giặc chết vào giờ linh không được cúng tế cho ăn nên chúng quậy phá. Thời gian sau, dân làng đã tổ chức lễ hội Ná Nhèm cúng tế Thành hoàng và tục hèm đánh trận.

Các diễn viên tham gia hội đều bôi mặt nhọ nên gọi là Ná Nhèm (nghĩa là mặt nhọ) nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng và thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa dịch bệnh nữa. Các trò chơi và diễn trò sĩ - nông – công – thương ở lễ hội Ná Nhèm rất độc đáo. Để có đuợc những tiết mục đặc sắc, ban tổ chức sử dụng tới 150 vai diễn, điều đặc biệt ở đây là có vai diễn phụ nữ, nhưng chỉ có nam giới đuợc tham gia, do tín ngưỡng cũng như sự tôn nghiêm của nghi lễ.

Ông Bế Văn Đốc - Phó Chủ tịch xã Trấn Yên, phó BTC lễ hội - cho biết: “Đây là năm thứ 2 hội Ná Nhèm được phục dựng lại nên khó khăn lớn nhất hiện nay là việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của tục hèm, cũng như việc phục dựng, chuẩn bị kinh phí cho ngày lễ, nhưng vẫn phát huy những nét truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng được nhu cầu văn hóa lễ hội của cộng đồng...”.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Người dân Hội An rộn ràng với lễ cầu an xóm

Cứ đến 16 tháng Giêng âm lịch, trong khi hàng vạn khách thập phương đổ về Hội An để xin xăm đầu năm thì người dân phố cổ lại rộn ràng với Lễ cầu an xóm.

Đền tọa lạc tại xã Bách Lẫm, phường Yên Ninh, TP Yên Bái.

YBĐT - Xuân, thu nhị kỳ, đi lễ mùa nào cũng thú nhưng Giêng, Hai đi lễ đền Tuần mới cảm nhận hết được cái bẳng lảng, huyền hoặc, kỳ bí của một vùng đất lịch sử, văn hóa đậm chất linh thiêng.

Miếu Bà trên bờ sông Hậu- nơi người dân Cần Thơ làm lễ tống ôn, tống gió.

Người ta làm một chiếc thuyền to, trên để nhiều đồ dùng cúng cho người cõi âm. Thuyền sau đó được thả ở ngã ba sông như để mang đi những điều xui rủi, tai ương...

YBĐT - Đã trở thành thông lệ, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức trở về đền Đại Kại, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để dâng hương cầu tài cầu lộc trong dịp hành hương đầu xuân. >>Đền Đại Kại - Lục Yên chính thức khai hội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục