Vải sinh điện nhờ công nghệ nano
- Cập nhật: Thứ sáu, 15/2/2008 | 12:00:00 AM
Nhóm nghiên cứu của Zhong Lin Wang tại Viện Công nghệ Georgia ở bang Atlanta (Mỹ) công bố đã chế tạo loại sợi nano có thể sinh điện khi được chà xát.
|
Nhóm nghiên cứu đã tẩm tetraethoxysilane vào sợi tổng hợp Kevlar và phủ thêm một lớp ôxýt kẽm. Các tinh thể ôxýt kẽm tạo thành que hướng ra ngoài các sợi trông giống lông bàn chải. Điện sinh ra từ lớp ôxýt kẽm này theo nguyên lý áp điện: Khi có sức ép như uốn hay căng vật liệu áp điện sẽ sinh điện.
Hệ thống sinh điện này rất đơn giản, chỉ gồm 2 sợi bện vào nhau. “Lông bàn chải” của một trong 2 sợi được phủ một lớp vàng mỏng. Khi các sợi được cọ xát nhau, lớp phủ vàng cứng hơn sẽ uốn cong “bàn chải” không phủ vàng. Do hiệu quả áp điện, điện sinh ra trên cả 2 sợi và những “lông” phủ vàng sẽ tích điện, truyền điện qua dây dẫn đến thiết bị tiêu thụ, như bóng đèn (ảnh).
Đến nay, hệ thống lớn nhất mới có 6 sợi và nhóm nghiên cứu ước tính, 1m2 vật liệu có thể phát 20-80 miliwatt điện từ những rung động thông thường như bước chân. Nhóm hy vọng trong vòng 3 năm nữa có thể dệt vải từ sợi này để may quần áo, giày... sinh điện từ những động tác nhỏ, thậm chí từ nhịp tim đập.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 13/2 tới đây, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 sẽ được đưa vào bệ phóng và nếu không có gì thay đổi, khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4/2008, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo.
Tinh vân hình chiếc nơ bướm này nằm trong chòm sao Centaurusm, cách trái đất hơn 5.000 năm ánh sáng, và là nơi lạnh lẽo nhất trong vũ trụ.
YBĐT - Vừa qua, Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái tiến hành thanh tra về an toàn và kiểm soát bức xạ tại Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Chấn.
Hãng Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký hợp đồng chế tạo BepiColombo, thiết bị vũ trụ hợp tác đầu tiên giữa châu Âu và Nhật Bản để phóng lên nghiên cứu Sao Thủy.