Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có 1 trạm cấp cứu
- Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 1:42:52 PM
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua. Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Ảnh minh họa
|
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc của Bộ Y tế.
Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2017.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Công an tỉnh cần khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, dẫn tới vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa và xe tải vừa xảy ra tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế chiều 20-2 khiến ít nhất 3 người chết.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn nói chung và cho lực lượng học sinh, thanh, thiếu niên nói riêng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xử lý vi phạm đối với thanh, thiếu niên và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
YBĐT - Sau tết Nguyên đán, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cần được duy trì liên tục, thường xuyên, nhất là việc siết chặt kiểm soát các hoạt động vận tải, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm.