Thực hiện tốt Đề án Giao đất, giao rừng chính là tư liệu sản xuất giúp dân xóa đói, giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 6:33:53 PM

YBĐT - Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2015 diễn ra chiều ngày 28/3 tại UBND tỉnh Yên Bái.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Dự hội nghị còn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo đại diện một số sở, ban, ngành và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh.

Trong thời gian qua, công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao  đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện. Từ tỉnh tới cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo; các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Đề án. Chỉ đạo tổ chức xây dựng và bước đầu hoàn thiện 16 phương án giao rừng cấp xã và xây dựng hạn mức giao rừng, giao đất cho các hộ dân. Chỉ đạo việc thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất ở hai xã điểm của tỉnh là xã Vũ Linh, huyện Yên Bình và xã Y Can, huyện Trấn Yên  đến nay đã hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các hộ dân. Kết quả giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất cho thuê đất đối với tổ chức đã tiến hành tổ chức đo đạc, xác minh tài sản trên đất để giao cho các tổ chức và doanh nghiệp.

Qua rà soát thực trạng quản lý rừng và đất sản xuất lâm nghiệp chưa giao, cho thuê phục vụ Đề án Giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay là 85.375 ha/181.604,3 ha kế hoạch tại 132 xã, phường trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố. Xác định được quỹ đất có khả năng giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư là 37.461,0 ha. Xác định được quỹ đất có khả năng giao cho các tổ chức và doanh nghiệp thuê là 44.185,9 ha. Kiểm tra, rà soát diện tích rừng phòng hộ chuyển sang sản xuất trên địa bàn 50 xã, thuộc 5 huyện là: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường khẳng định: Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với ý Đảng, nguyện vọng của nhân dân và theo đúng các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Yên Bái vẫn còn là một tỉnh nghèo nên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt và nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Sự phối kết hợp của các ngành, các cấp còn lúng túng trong việc đánh giá tài sản trên đất; mặt khác địa bàn rộng, địa hình bị chia cắt hiểm trở cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc xác định, tính toán loại rừng, trữ lượng và chất lượng rừng, giá trị rừng... Tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng vẫn còn diễn ra khá phổ biến tại một số các địa phương trong tỉnh.

Trong thời gian tới và trước mắt là trong năm 2014, để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Giao đất, giao rừng và cho thuê rừng, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần có sự tận tâm, tận lực, quyết tâm cao và sự cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới huyện và cơ sở; sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức đoàn thể tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để triển khai Đề án này một cách thành công và mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

Đồng chí cũng yêu cầu Ban chỉ đạo từ tỉnh tới huyện tiếp tục tập trung rà soát, điều chỉnh từng loại đất và đề xuất các phương án xử lý; chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với 2 xã điểm của tỉnh để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án thời gian tới. Hoàn chỉnh việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức và doanh nghiệp, bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, tránh tình trạng để xảy ra người dân xâm lấn diện tích đất rừng...

Đức Toàn

 

Các tin khác
Khi đất rừng có chủ, người dân sẽ yên tâm sản xuất.
Trong ảnh: Rừng trồng tại xã Động Quan (Lục Yên).

YBĐT - Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương lớn của tỉnh và được coi là đòn bẩy để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lục Yên đang từng bước quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Người dân Trạm Tấu chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đấy”, huyện Trạm Tấu đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

YBĐT - Có thể nói, việc thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được huyện Mù Cang Chải triển khai khá đồng bộ. Đến nay, hội đồng chỉ đạo cấp huyện, ban chỉ đạo cấp xã đã được thành lập với đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, qua đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên.

Rừng già ở xã Phong Dụ Thượng được bảo vệ tốt.

YBĐT - Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên tiến hành chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho nhân dân thôn 6, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Trong nhiều năm qua, nhân dân trong thôn đã quản lý, bảo vệ tốt gần 2.000 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục