Cần sự vào cuộc tích cực hơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/4/2014 | 9:10:54 AM

YBĐT - Với tiềm năng thế mạnh, nghề rừng đã thực sự trở thành nghề chính đối với hầu hết các gia đình nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao Yên Bái. Tuy nhiên, trong tổng số diện tích rừng của tỉnh đến nay mới có trên 290.000ha rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ.

Khá nhiều diện tích rừng, đất rừng đã bị người dân xâm chiếm canh tác.
Khá nhiều diện tích rừng, đất rừng đã bị người dân xâm chiếm canh tác.

Là chủ trương, chính sách lớn để quản lý bảo vệ rừng đồng thời giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai Đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất sản xuất lâm nghiệp cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2015 kết quả vẫn chưa đạt theo yêu cầu, thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề cần các cấp, các ngành và người dân vào cuộc tích cực hơn!

Với tiềm năng thế mạnh, nghề rừng đã thực sự trở thành nghề chính đối với hầu hết các gia đình nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao Yên Bái. Tuy nhiên, trong tổng số diện tích rừng của tỉnh đến nay mới có trên 290.000ha rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ, trong đó có hơn 162.000ha phòng hộ, 36.500ha rừng đặc dụng và 92.000ha rừng sản xuất; diện tích rừng và đất rừng chưa giao còn trên 181.600ha, là những diện tích rừng được chuyển từ các nông - lâm trường về cho các huyện và sau rà soát 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt cho chuyển từ diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra làm suy giảm tài nguyên rừng. Nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tỉnh đã xây dựng Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2015 đã ra đời.

Để triển khai, Ban chỉ đạo Đề án tỉnh đã xây dựng phương án thực hiện Đề án tại hai xã điểm là Y Can (Trấn Yên) và Vũ Linh (Yên Bình). Đối với xã Y Can đã hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với 427 hộ dân ở 1.312 thửa với diện tích trên 1.481ha đất sản xuất lâm nghiệp theo quy định của Luật Đất đai, đồng thời đang hoàn chỉnh hồ sơ giao rừng tự nhiên cộng đồng thôn 26 với diện tích trên 97ha. Đối với xã Vũ Linh, cũng đã rà soát đánh giá thực trạng rừng, diện tích rừng, đất lâm nghiệp, nhu cầu của người dân, đã tiến hành giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 132ha đất sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, các huyện, thị cũng đã xây dựng hoàn thiện 16 phương án giao rừng cấp xã và hạn mức giao rừng, giao đất cho các hộ dân. Đã xây dựng phương án đối với trên 215ha rừng tự nhiên và rừng trồng nguồn gốc vốn ngân sách.

Đối với các tổ chức, đã tổ chức đo đạc, xác minh tài sản trên đất để Công ty cổ phần Giấy Miền Bắc thuê 831ha tại 3 xã thuộc huyện Lục Yên; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu lâm nghiệp Yên Bái thuê 919ha tại 3 xã thuộc huyện Văn Chấn. Đã rà soát thực trạng quản lý rừng, đất sản xuất lâm nghiệp được 85.375ha/181.604ha kế hoạch tại 132 xã, phường ở 9 huyện thị; qua đó đã xác định được 37.446ha rừng (15.588ha rừng tự nhiên, 13.823ha rừng trồng và trên 3.000ha đất trống và đất khác) có khả năng giao cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, trong đó, rừng và đất rừng cho các tổ chức doanh nghiệp thuê là 41.185ha.

Điều đáng nói, từ kiểm tra, rà soát diện tích rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất do kiểm lâm quản lý đã phát hiện nhiều bất cập. Với 24.223ha rừng trên địa bàn 50 xã thuộc 5 huyện thì có 1.426,1ha đã bị lấn chiếm và giao sai đối tượng.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp không đồng bộ, sử dụng đất chưa sát với thực tế; hiện trạng rừng, thực trạng quản lý và sử dụng thực tế có nhiều thay đổi... gây lúng túng, vướng mắc trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện ở cơ sở.

Một số diện tích bị người dân lấn chiếm để canh tác nên dự kiến việc cho thuê không tập trung, xen kẽ với đất đã thực hiện giao cho người dân, chưa kể vướng mắc từ các chương trình, dự án 327, Quyết định 672... chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, do các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và cả hệ thống chính trị chưa thực sự tích cực vào cuộc, ngay đội ngũ lãnh đạo xã cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của Đề án; công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân cũng chưa tích cực, chưa cụ thể, thiếu hướng dẫn tổ chức phát triển sản xuất lâm nghiệp theo quy chế quản lý rừng và đất lâm nghiệp… đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Là chủ trương, chính sách lớn, do đó, bên cạnh tuân thủ quy định của pháp luật, phương châm thực hiện Đề án là: làm đến đâu chắc đến đó, không nóng vội, chủ quan, để Đề án đạt kết quả trong thời gian tới, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, cần có sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành trong thực hiện. Cần tiếp tục rà soát, kiểm tra đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng thực hiện của Đề án.

Các địa phương hoàn thiện các phương án giao rừng ở các xã đồng thời thực hiện ngay việc giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Khi đất rừng có chủ, người dân sẽ yên tâm sản xuất.
Trong ảnh: Rừng trồng tại xã Động Quan (Lục Yên).

YBĐT - Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương lớn của tỉnh và được coi là đòn bẩy để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lục Yên đang từng bước quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Người dân Trạm Tấu chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đấy”, huyện Trạm Tấu đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

YBĐT - Có thể nói, việc thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được huyện Mù Cang Chải triển khai khá đồng bộ. Đến nay, hội đồng chỉ đạo cấp huyện, ban chỉ đạo cấp xã đã được thành lập với đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, qua đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên.

Rừng già ở xã Phong Dụ Thượng được bảo vệ tốt.

YBĐT - Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên tiến hành chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho nhân dân thôn 6, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Trong nhiều năm qua, nhân dân trong thôn đã quản lý, bảo vệ tốt gần 2.000 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục