Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/4/2014 | 8:59:45 AM

YBĐT - Cũng như nhiều địa phương trong tỉnh, Văn Chấn (Yên Bái) có tiềm năng rừng lớn. Để phát huy thế mạnh, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng cao thu nhập, đặc biệt đối với đồng bào vùng cao thời gian qua đã có trên 17.899 ha rừng phòng hộ được huyện bàn giao cho người dân bảo vệ, chăm sóc.

Tuy nhiên, trong tổng số 58 ngàn ha đất rừng sản xuất còn lại, mới có  18.433 ha được giao cho tổ chức, cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, như vậy còn 39.699 ha chưa có chủ.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, để công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững,  căn cứ Đề án của tỉnh, Văn Chấn đã xây dựng Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và đất lâm nghiệp đều có chủ thực sự.

Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng thời thành lập 30 hội đồng giao rừng cấp xã. Song song với đó là tiến hành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp để xây dựng phương án giao rừng cấp xã cũng như kế hoạch lộ trình cụ thể.

Qua rà soát 24.611 ha rừng tự nhiên ở 23 xã, thị trấn cho thấy: đất lâm nghiệp quy hoạch phòng hộ chuyển sản xuất còn 7.907,6 ha; trong đó đã giao 64,4 ha còn 7.841,2 ha chưa giao, cấp cho tổ chức, cá nhân nào; đất rừng sản xuất do Hạt Kiểm lâm đang giao khoán bảo vệ 16.703 ha đã giao cấp 356,8 ha, chưa giao cấp 16.346 ha.

Đã xây dựng phương án thực hiện điểm tại xã Nghĩa Sơn, đến nay xã đã tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của Đề án; tổ chức nhiều buổi họp để nghe tâm tư, nguyện vọng người dân cũng như giải đáp những khó khăn, thắc mắc.

Đến nay đã thống nhất giao rừng cho cộng đồng thôn quản lý với diện tích trên 52 ha; tiến hành thuê đơn vị tư vấn đo đạc, tính giá trị trị, trữ lượng rừng; người dân cũng đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý..., xây dựng phương án giao rừng và đã thông qua Hội đồng nhân dân xã và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với cho thuê rừng, huyện đã tiến hành rà soát diện tích, xác định trạng thái, trữ lượng rừng tại 3 xã Nậm Búng, Gia Hội, Sùng Đô được 849,5 ha và tiến hành các thủ tục pháp lý bàn giao cho Công ty Nông lâm nghiệp Yên Bái thuê theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện Đề án cũng gặp khó khăn dẫn đến tiến độ chậm. Nguyên nhân, do một số diện tích rừng dự kiến giao và cho thuê đã bị dân xâm chiếm để sản xuất nông - lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp; chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, thậm chí có ngành, địa phương vào cuộc chưa tích cực; người dân chưa hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích của Đề án nên vẫn thờ ơ, không mặn  mà nhận rừng và đất lâm nghiệp, nhất là đối với diện tích rừng nghèo, xa khu dân cư...

Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện cho biết: “ Tuy là một lĩnh vực mới, lần đầu thực hiện, song huyện Văn Chấn sẽ nỗ lực cao nhất thực hiện triển khai Đề án một cách hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo của huyện là làm đến đâu chắc đến đó, không chủ quan, nóng vội, giải quyết các vấn đề hợp tình hợp lý. Huyện cũng đã kiện toàn các ban chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân để họ hiểu và cùng các cơ quan nhà nước thực hiện; phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn chỉnh việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, quyết không để xảy ra tình trạng chặt phá, khai thác và để người dân xâm lấn diện tích rừng”.

Rõ ràng việc thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng, người dân chưa hiểu rõ được giá trị to lớn của Đề án; các cấp chính quyền có nơi, có chỗ chưa vào cuộc quyết liệt; nhiều diện tích rừng, đất rừng đã bị người dân xâm chiếm; hiện trạng rừng đã thay đổi... nên cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ nội dung của Đề án là để bảo vệ và phát triển rừng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân, Văn Chấn cần triển khai đồng bộ các giải pháp như: huy động sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và tổ chức hội, đoàn thể;  xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng cấp xã sát thực tế, đồng thời có những biện pháp tháo gỡ khó khăn với phương châm vận dụng linh hoạt vào thực tế ở địa phương trên cơ sở đúng luật; tiếp tục kiểm tra, rà soát và xác định giá trị tài sản trên đất để hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý cho các tổ chức thuê đất…

Từ giải pháp đồng bộ, chắc chắn Văn Chấn sẽ đạt mục tiêu đề ra, rừng thực sự  được bảo vệ và phát triển tốt, là ngành kinh tế mũi nhọn đưa cuộc sống người dân trên địa bàn ngày càng phát triển đi lên.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Khi đất rừng có chủ, người dân sẽ yên tâm sản xuất.
Trong ảnh: Rừng trồng tại xã Động Quan (Lục Yên).

YBĐT - Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương lớn của tỉnh và được coi là đòn bẩy để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lục Yên đang từng bước quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Người dân Trạm Tấu chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đấy”, huyện Trạm Tấu đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

YBĐT - Có thể nói, việc thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được huyện Mù Cang Chải triển khai khá đồng bộ. Đến nay, hội đồng chỉ đạo cấp huyện, ban chỉ đạo cấp xã đã được thành lập với đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, qua đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên.

Rừng già ở xã Phong Dụ Thượng được bảo vệ tốt.

YBĐT - Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên tiến hành chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho nhân dân thôn 6, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Trong nhiều năm qua, nhân dân trong thôn đã quản lý, bảo vệ tốt gần 2.000 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục