Sẽ trồng thay thế 76.040 ha rừng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/4/2014 | 9:03:02 AM

Đây là nội dung được nêu tại “Đề án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, đối tượng phải trồng rừng thay thế là 76.040 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác, các đặc trưng của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,…) bị mất đi gồm diện tích rừng chuyển sang mục đích xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; công trình thủy lợi, kênh mương; nuôi trồng thủy sản; làm đường giao thông; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; khu công nghiệp, nhà máy; tái định cư, hạ tầng nông thôn.

Đối với những công trình đã chuyển mục đích sử dụng rừng phải hoàn thành trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016, tổng diện tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó đã trồng 2.540 ha, chưa trồng 73.500 ha, được thực hiện trong 3 năm.

Năm 2014, trồng 13.410 ha trong đó, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện là 11.290 ha; trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 2.120 ha.

Năm 2015, trồng 31.510 ha, trong đó, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện là 10.050 ha; trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 21.460 ha.

Năm 2016, trồng 28.570 ha rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tổng kết 3 năm triển khai đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, chủ đầu tư các dự án phải đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp, nhà máy, du lịch sinh thái.

Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư…, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Khi đất rừng có chủ, người dân sẽ yên tâm sản xuất.
Trong ảnh: Rừng trồng tại xã Động Quan (Lục Yên).

YBĐT - Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương lớn của tỉnh và được coi là đòn bẩy để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lục Yên đang từng bước quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Người dân Trạm Tấu chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đấy”, huyện Trạm Tấu đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

YBĐT - Có thể nói, việc thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được huyện Mù Cang Chải triển khai khá đồng bộ. Đến nay, hội đồng chỉ đạo cấp huyện, ban chỉ đạo cấp xã đã được thành lập với đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, qua đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên.

Rừng già ở xã Phong Dụ Thượng được bảo vệ tốt.

YBĐT - Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên tiến hành chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho nhân dân thôn 6, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Trong nhiều năm qua, nhân dân trong thôn đã quản lý, bảo vệ tốt gần 2.000 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục