Thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 2012 – 2015

Hỏi đáp về công tác giao rừng, cho thuê rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2014 | 10:08:53 AM

Hỏi: Đối tượng cải tạo rừng tự nhiên, thẩm quyền cho phép cải tạo rừng tự nhiên?

Trả lời: Tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 10 quyết định số 186/2006/TTg ngày 14/8/2006 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý rừng thì đối tượng được phép cải tạo rừng tự nhiên là:

Tại Điều 10. Cải tạo rừng tự nhiên

+ Khoản 1: Đối tượng rừng được phép cải tạo gồm:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng.

b) Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu về phòng hộ của rừng.

c) Rừng đặc dụng là rừng tự nhiên nghèo kiệt, được phép cải tạo trong những trường hợp sau:

- Rừng nghiên cứu khoa học, thực nghiệm không phù hợp hoặc không đáp ứng được mục đích nghiên cứu khoa học, thực nghiệm; khu bảo vệ cảnh quan không phù hợp hoặc không đáp ứng được mục đích bảo vệ cảnh quan.

- Rừng trong phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Khoản 2: Thẩm quyền cho phép cải tạo rừng tự nhiên:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cải tạo rừng tự nhiên do Bộ quản lý.

b) UBND cấp tỉnh cho phép cải tạo rừng tự nhiên do UBND tỉnh quản lý.

c) UBND cấp huyện cho phép cải tạo rừng tự nhiên do UBND huyện quản lý.

Như vậy, đối tượng rừng được phép cải tạo rừng tự nhiên là 3 loại. Phải có tiêu chí rừng nghèo kiệt thì mới được cải tạo và được nhà nước giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng kinh doanh rừng. Còn rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không có tiêu chí nghèo kiệt thì không được phép cải tạo.

B.T

Các tin khác
Khi đất rừng có chủ, người dân sẽ yên tâm sản xuất.
Trong ảnh: Rừng trồng tại xã Động Quan (Lục Yên).

YBĐT - Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương lớn của tỉnh và được coi là đòn bẩy để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lục Yên đang từng bước quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Người dân Trạm Tấu chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đấy”, huyện Trạm Tấu đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

YBĐT - Có thể nói, việc thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được huyện Mù Cang Chải triển khai khá đồng bộ. Đến nay, hội đồng chỉ đạo cấp huyện, ban chỉ đạo cấp xã đã được thành lập với đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, qua đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên.

Rừng già ở xã Phong Dụ Thượng được bảo vệ tốt.

YBĐT - Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên tiến hành chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho nhân dân thôn 6, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Trong nhiều năm qua, nhân dân trong thôn đã quản lý, bảo vệ tốt gần 2.000 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục