Trạm Tấu thực hiện tốt chính sách dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/10/2019 | 8:58:32 AM

YênBái - Huyện Trạm Tấu có phần lớn dân cư sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mông, Thái, Tày, Khơ Mú, Cao Lan, Nùng, Dao, Phù Lá... Để từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS, huyện đã triển khai, thực hiện tốt các chính sách dân tộc.

Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Trạm Tấu trao đổi việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Trạm Tấu trao đổi việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách như: Chương trình 135, 30a; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS nghèo, đặc biệt khó khăn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững. 

Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại, khám chữa bệnh của đồng bào DTTS. Các chương trình hỗ trợ sản xuất góp phần nâng cao đời sống cho các hộ nghèo DTTS. 

Giai đoạn 2014 - 2018, Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng kinh phí trên 62 tỷ 400 triệu đồng; trong đó, đã xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng 56 công trình thủy lợi, 1 cây cầu, 4 tuyến đường giao thông nông thôn và 1 nhà ở bán trú cho học sinh. 

Năm 2014, đã hỗ trợ tiền dầu hỏa thắp sáng cho 8.990 lượt hộ gia đình người DTTS và gia đình chính sách với số tiền trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hỗ trợ vốn vay cho 347 hộ nghèo với trên 18 tỷ 680 triệu đồng, giúp bà con mua giống trâu, bò, lợn, dê… phát triển chăn nuôi. 

Những năm qua, 129.160 lượt người là đối tượng DTTS và người dân tộc Kinh sinh sống tại những xã vùng cao đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nhờ vậy, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế hàng năm của huyện luôn đạt 98%. 

Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện tốt việc cấp phát các ấn phẩm báo chí miễn phí đến với đồng bào vùng cao, giúp đồng bào tiếp cận những thông tin thời sự, nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, áp dụng sản xuất, chăn nuôi. Năm 2019, được phân bổ 12 tỷ 870 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện đã thực hiện mở mới, nâng cấp 14 công trình thủy lợi, 1 cây cầu. 

Về hỗ trợ phát triển sản xuất, tổng nguồn vốn đầu tư là 17 tỷ 550 triệu đồng, chủ yếu dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo mua sắm các loại máy móc, thiết bị phục vụ lao động, sản xuất. Ngoài ra, huyện còn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 12.000 hộ thuộc diện nghèo theo Quyết định số 102 của Chính phủ với tổng nguồn vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. 

Trong phát triển nông nghiệp, các hộ DTTS đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi 980 ha lúa nương, sắn kém hiệu quả sang trồng ngô mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2019 thực hiện ước đạt 6.915 ha, tăng 458 ha so với năm 2014. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 ước đạt 23.230 tấn, tăng 3.310 tấn so năm 2014. 

Nhờ phát triển chăn nuôi nên tổng đàn gia súc của huyện hiện có trên 34.300 con, tăng 8.120 con so năm 2014. 

Ông Giàng A Chang - Trưởng phòng Dân tộc huyện Trạm Tấu cho biết: "Theo định hướng phát triển kinh tế của huyện và nhu cầu của người dân, Phòng Dân tộc đã xây dựng kế hoạch, phân bổ chi tiết nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ. Quá trình tổ chức được thực hiện dân chủ, công khai dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của huyện nên đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được thụ hưởng những chính sách này...”. 

Hiện nay, gần 100% dân số trên địa bàn huyện được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; hầu hết các khu dân cư ở các xã đều có điện lưới quốc gia thắp sáng; tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm hẳn, tình trạng đói giáp hạt trên địa bàn huyện không còn diễn ra như trước đây... 

Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào DTTS trong huyện. 

Sùng A Hồng

Tags Trạm Tấu chính sách dân tộc mô hình kinh tế đồng bào

Các tin khác

Những năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thị xã Nghĩa Lộ có những chuyển biến tích cực. Kết quả đó là do các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chính sách dân tộc nói riêng được thực hiện hiệu quả.

Trẻ trong độ tuổi học sinh tiểu học là người dân tộc thiểu số đi học luôn đạt từ 99 đến 100%.

Toàn huyện Lục Yên có trên 119.000 người thuộc 22 dân tộc; đồng bào dân tôc thiểu số chiếm trên 80%, trong đó trên 53% là dân tộc Tày.

Bà mế Hoàng Thị An hàng ngày vẫn bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người.

80 tuổi tròn theo cách tính dân gian, bà mế dân tộc Tày Hoàng Thị An ở thôn 5 Khe Sấu, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn, đặc biệt nụ cười tươi rói khoe hàm răng đều đen nhánh. Nụ cười ấy đã xóa nhòa hết khoảng cách giữa khách với chủ, giữa người bệnh với bà mế này.

Văn hóa dân tộc ngay trong cuộc sống hàng ngày đã giúp nhiều gia đình người Thái Mường Lò làm dịch vụ du lịch homestay nhanh chóng.

Một ngày của chị Lường Thị Chung ở bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ bắt đầu từ rất sớm. Việc đầu tiên của chị là búi tằng cẩu gọn gàng, bận trang phục truyền thống phẳng phiu rồi mới đến các công việc khác. Mấy năm nay, nhà chị mở dịch vụ homestay nên ngoài việc đồng áng, chị còn phải tiếp đón, nấu ăn phục vụ du khách...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục