Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Trấn Yên quan tâm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2024 | 7:38:04 AM

YênBái - Mỗi năm, huyện Trấn Yên giảm trung bình 5% hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số (DTTS), bộ mặt nông thôn thay đổi, tạo điều kiện cho người dân giao lưu phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu.

Người dân xã Hồng Ca tham gia bê tông đường giao thông nông thôn.
Người dân xã Hồng Ca tham gia bê tông đường giao thông nông thôn.

>>Trấn Yên đổi mới tư duy, mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

>> An cư cho đồng bào dân tộc thiểu số Trấn Yên

>>Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số


Để từng bước nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS, Trấn Yên được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án như: tập huấn nâng cao kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ phát triển kinh tế; làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình phát triển sản xuất tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập; nâng cao năng lực cho cán bộ là người dân tộc; đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình, dự án… 

Bà Sin Thị Hương - Trưởng phòng Dân tộc huyện chia sẻ: "Huyện đã cụ thể hóa thực hiện các chương trình, chính sách một cách thiết thực, hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS. Người dân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi nghề sang hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Trong quá trình triển khai, chúng tôi còn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kịp thời có giải pháp ngay tại cơ sở. Mỗi năm, huyện giảm trung bình 5% hộ nghèo vùng DTTS, bộ mặt nông thôn thay đổi, tạo điều kiện cho người dân giao lưu phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu”.

Cùng với các chương trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng, huyện còn chú trọng quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào DTTS. Đến nay, 100% hệ thống trường, lớp học được đầu tư nâng cấp đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ học sinh đến lớp các cấp học đạt 98,9%; học sinh mẫu giáo 3,4,5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa với số tiền trên 1,6 tỷ đồng/năm. 

Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS được triển khai trên địa bàn 14 xã với 9.863 người được cấp thẻ phục vụ cho việc khám và điều trị tại các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý được tăng cường, thông qua các buổi họp thôn. 

Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện tổ chức 1.056 buổi họp tuyên truyền PBGDPL cho 88.958 người; phát 9.500 tờ rơi; kiện toàn củng cố 188 tổ hòa giải ở cơ sở. Do làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nên số vụ việc hòa giải thành ngay tại cơ sở đạt trên 93%, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện có bước phát triển khá mạnh mẽ với các hoạt động như: Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành; Lễ hội cấp sắc của người Dao, xã Tân Đồng; Lễ hội đình Làng Dọc, xã Việt Hồng; Lễ hội đình Kỳ Can, xã Y Can… 

Hiện nay, huyện có 235 đội văn nghệ quần chúng với trên 3.000 hội viên tham gia. Hàng năm, huyện đã thu hút trên 63.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham dự, doanh thu từ hoạt động văn hóa, du lịch của huyện đạt trên 50 tỷ đồng/năm…

Từ việc lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đúng hướng từ huyện đến cơ sở trong việc triển khai các chương trình, dự án vùng đồng bào DTTS, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên; diện mạo nông thôn vùng DTTS đã có nhiều đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc luôn được giữ vững... Đây là tiền đề quan trọng để kinh tế - xã hội huyện Trấn Yên tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.

Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện đạt 18,629 tỷ đồng. Huyện đã triển khai 4 công trình nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt thôn Khe Ron, Khe Tiến, xã Hồng Ca và thôn Đồng Song, Kiên Lao, xã Kiên Thành; 3 công trình đường giao thông thôn Khe Tiến, Hồng Lâu, xã Hồng Ca và thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh. Một số dự án khác được tập trung triển khai ở cơ sở như: hỗ trợ giải quyết các hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, máy móc dịch vụ nông nghiệp… kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 86 hộ tại 6 xã với số tiền 241 triệu đồng; hỗ trợ máy móc dịch vụ nông nghiệp cho 38 hộ xã Hồng Ca, kinh phí trên 266 triệu đồng; hỗ trợ làm 48 nhà cho đồng bào DTTS nghèo tại 10 xã, kinh phí 1,92 tỷ đồng…

Thạch Phong

Tags Yên Bái chính sách dân tộc Trấn Yên

Các tin khác
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép cho đồng bào Mông xã Cát Thịnh.

Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn đã căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tham mưu cho huyện xây dựng 8 nhiệm vụ cụ thể phân công các cơ quan, đơn vị chuyên môn, xã, thị trấn thực hiện Đề án 17.

Cán bộ, công chức xã Hòa Cuông thường xuyên xuống thăm hỏi, động viên hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ làm nhà ở.

Huyện Trấn Yên có trên 84.000 nghìn người, với 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có gần 40% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực giúp đồng bào DTTS, miền núi ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Đường thôn Quyết thắng 2, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình được Dự án hỗ trợ bê tông hóa.

Dự án “Cải thiện điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giai đoạn 3” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức Bánh mì cho Thế giới triển khai tại 7 thôn của 2 xã thuộc huyện Văn Chấn và huyện Yên Bình đã thí điểm thành công việc xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn bản dựa vào cộng đồng và tiềm năng sẵn có.

Đồng bào Mông, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn tích cực tham gia dự án trồng và chăm quế, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và phát triển kinh tế gia đình.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 84 vạn người với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục