Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/6/2021 | 7:50:25 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 942/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Năm nhóm mục tiêu đến năm 2025 được đề ra trong Chiến lược gồm: Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế-xã hội; thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở.

Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Mỗi trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu cầu thực tế. Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế công đều triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.

Cơ quan Nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn...

Chiến lược đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng số; Phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; Phát triển dữ liệu số quốc gia; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Trong đó, các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được phát triển trước. Xác định dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu trụ cột, cốt lõi cần phải hoàn thành, đưa vào khai thác sớm để dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu trong cơ quan nhà nước về các ngành, lĩnh vực.

Xây dựng dữ liệu có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, ưu tiên dữ liệu trong các lĩnh vực quan trọng: hạ tầng không gian địa lý; bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội; tài chính; căn cước; hộ tịch; giáo dục; đào tạo; cán bộ công chức, viên chức; nông nghiệp; lao động, việc làm; phương tiện giao thông, xây dựng, xuất nhập khẩu.

Phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân và doanh nghiệp có thể truy cập đến các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương qua một địa chỉ duy nhất trên mạng, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các bộ, ngành, địa phương theo lộ trình phù hợp theo Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực đóng góp và khai thác các tài nguyên tri thức số...
(Theo LĐO)

Các tin khác

Hệ thống camera giám sát đô thị thông minh tỉnh Yên Bái được đầu tư lắp đặt trên toàn tỉnh, bao gồm 58 điểm với 155 camera giám sát. Thời điểm này, các nhà thầu đang khẩn trương lắp đặt các thiết bị đi kèm và đấu nối, dự kiến đến 30/6, việc lắp đặt sẽ hoàn thành, vận hành thử để chính thức đi vào hoạt động.

Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại chương trình “Cafe doanh nhân” tháng 4/2021.

Từ 2015 - 2020, Yên Bái đã tăng 18 bậc trên bảng xếp hạng (từ vị trí thứ 51/63 tỉnh năm 2015 lên vị trí 33/63 năm 2020) theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Bộ phận giao dịch một cửa, một cửa liên thông thành phố Yên Bái hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.

Xác định xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại, đồng bộ, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao hoạt động chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030.

Một góc thị trấn Mù Cang Chải hôm nay.

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI). Tuy nhiên, qua đánh giá năm 2020 địa phương vẫn xếp vị trí cuối bảng 9/9 địa phương về DCI với tổng điểm là 70,14/100 điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục