Yên Bái hướng tới chính quyền số

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/6/2021 | 7:57:59 AM

YênBái - Xác định xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại, đồng bộ, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao hoạt động chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030.

Bộ phận giao dịch một cửa, một cửa liên thông thành phố Yên Bái hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.
Bộ phận giao dịch một cửa, một cửa liên thông thành phố Yên Bái hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.

Mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số là xây dựng nền tảng, phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị; ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, cải thiện mối liên kết (chính quyền - người dân - doanh nghiệp) nâng cao hài lòng, cải thiện chất lượng sống của người dân. 

Phấn đấu đến năm 2025, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ cấp huyện, 60% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 100% báo cáo định kỳ và văn bản hành chính được gửi và nhận bằng văn bản điện tử; 100% báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành. 

Xây dựng phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử dùng chung của tỉnh gắn với xây dựng Đô thị thông minh trên cơ sở tuân thủ Kiến trúc chính quyền điện tử và Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh đã được phê duyệt cập nhật. 

Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì kết nối thông tin với dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên cổng dịch vụ tỉnh và hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực trên thư điện tử. Tỷ lệ số hóa và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết thành công 100%. Số hóa giấy tờ tại bộ phận một cửa cấp huyện, xã đạt 100% (trừ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn). 

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3 và 4 trên cổng dịch vụ công tỉnh. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết mức độ 3 và 4 đạt 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính… 

Phát triển kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; ứng dụng rộng rãi nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng. Năng suất lao động tăng bình quân 6,2%/năm. Mỗi cán bộ tiếp nhận cấp tỉnh 1.600 hồ sơ, vùng nông thôn 1.200 hồ sơ, xã vùng cao, vùng khó khăn 800 hồ sơ. 

Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục hành chính xuống trung bình còn 15 phút/1 lần giao dịch; thời gian tiếp nhận hồ sơ tối thiểu 30 phút/1 hồ sơ. Đối với phát triển xã hội số, hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập mạng di động 4G và điện thoại thông minh, từng bước phát triển mạng 5G. 100% người sử dụng dịch vụ bằng thiết bị thông minh…

Đó là những mục tiêu cơ bản không quá khó, nhưng đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, căn cơ và đồng bộ. Trước tiên, phải nâng cao nhận thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới các cấp ủy, chính quyền và cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. 

Gắn các mục tiêu nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của các cấp, các ngành. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Người đứng đầu phải cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn. 

Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn một đơn vị cấp xã để triển khai thử nghiệm bao gồm các kỹ năng truy cập Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến… Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách cho hoạt động phát triển. Xây dựng hạ tầng ưu tiên tại các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. 

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, ứng dụng, kết nối mạng ICT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Phát triển nền tảng số, khuyến khích, phối hợp triển khai các hệ thống thanh toán điện tử, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Lĩnh vực ưu tiên trong chuyển đổi số là y tế, giáo dục, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng…

Xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái chính quyền số chuyển đổi số dịch vụ công trực tuyến

Các tin khác
Một góc thị trấn Mù Cang Chải hôm nay.

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI). Tuy nhiên, qua đánh giá năm 2020 địa phương vẫn xếp vị trí cuối bảng 9/9 địa phương về DCI với tổng điểm là 70,14/100 điểm.

Chi cục Thuế thành phố Yên Bái luôn chú trọng tạo thuận lợi cho người nộp thuế về thủ tục hành chính.

Cục Thuế tỉnh đã đưa ra 8 nhiệm vụ trọng tâm với 47 đầu công việc; xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2021, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Cán bộ Văn phòng Sở GD&ĐT nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính.

Triển khai, áp dụng thực hiện các sáng kiến, giải pháp; tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; thông qua phương án đơn giản hóa 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, chức năng quản lý (cấp chứng nhận trường trung học đạt kiểm định chất lượng giáo dục; chuyển trường đối với học sinh THPT; chuyển trường đối với học sinh THCS)… là những giải pháp hữu hiệu mà ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã thực hiện trong thời gian qua.

Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Năm 2020, thành phố Yên Bái là đơn vị dẫn đầu về các chỉ số cải cách hành chính khối huyện, thị, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục