Yên Bái tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/5/2022 | 1:37:37 PM

YênBái - Triển khai Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã từng bước ổn định và phát triển, nâng cao hơn về chất lượng, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp, mang lại lợi ích cho người dân.

Người dân giao dịch tại Văn phòng Công chứng Vũ Bích Huệ trên địa bàn thành phố được phục vụ kịp thời, bảo đảm an toàn pháp lý.
Người dân giao dịch tại Văn phòng Công chứng Vũ Bích Huệ trên địa bàn thành phố được phục vụ kịp thời, bảo đảm an toàn pháp lý.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát triển 6 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 1 phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp và 5 văn phòng công chứng. 

Các tổ chức hành nghề công chứng được phân bố tại 4/9 địa bàn cấp huyện trên toàn tỉnh. Chất lượng, quy mô và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công chứng viên từng bước được nâng cao. 

Tại các tổ chức hành nghề công chứng hiện có 10 công chứng viên. Các công chứng viên đều được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, có trình độ Cử nhân Luật, đã tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ và được tập huấn, bồi dưỡng hàng năm; có phẩm chất chính trị, tinh thần đoàn kết, tận tụy với công việc. 

Đội ngũ này được đào tạo chuyên sâu, giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động công chứng, đảm bảo tổ chức và hoạt động hành nghề của công chứng viên đúng quy định của pháp luật. 

Hoạt động công chứng của các tổ chức đã phục vụ kịp thời nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an toàn pháp lý, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hợp đồng, giao dịch, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Từ năm 2019 đến nay, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện 56.099 hợp đồng, giao dịch; chứng thực 280.000 việc; tổng số phí công chứng trên 12,5 tỷ đồng, phí chứng thực hơn 2,2 tỷ đồng, với số tiền nộp thuế và nộp ngân sách Nhà nước là 2,7 tỷ đồng. 

Hoạt động công chứng thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn không ít khó khăn, bất cập. Hiện, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn quy mô nhỏ, tổ chức và hoạt động còn thiếu tính ổn định; chất lượng của đội ngũ công chứng viên tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Mặc dù nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân có tăng, song giá trị giao dịch thấp…

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh; phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo định hướng khuyến khích để các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thành lập các văn phòng công chứng tại các địa bàn chưa có tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, Sở Tư pháp đã chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Đề án Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. 

Mục tiêu định hướng đến năm 2030, phát triển tổ chức hành nghề công chứng hoạt động phục vụ nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân, trong đó định hướng phát triển các văn phòng công chứng tại các địa phương chưa có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động. 

Phát triển tổ chức hành nghề công chứng và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. 

Đồng thời, phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp. Hỗ trợ các phòng công chứng trong nâng cao năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Thu Hiền

Tags Yên Bái công chứng cải cách hành chính cải cách tư pháp

Các tin khác
Công an xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân thực hiện Luật Cư trú.

Thu thập thông tin phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp căn cước công dân có gắn chíp điện tử, đề xuất cắt giảm thời gian giải quyết với 42 thủ tục hành chính từ 1 đến 3 ngày so với thời gian quy định. Đó là 2 trong nhiều biện pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính của Công an tỉnh Yên Bái thời gian qua.

Hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Hành chính công tỉnh TT-Huế

Với mức tăng 9 bậc so với năm 2020, TT-Huế vươn lên đứng đầu toàn quốc trong bảng xếp hạng về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2021.

Người dân thực hiện giao dịch tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Vũ Linh, huyện Yên Bình.

Năm 2021, UBND xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đã thực hiện công khai các quy định, quy trình giải quyết các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết đồng thời chỉ đạo công chức chuyên môn thường xuyên cập nhật, phối hợp đăng tải các quyết định công bố của Chủ tịch UBND tỉnh về các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.

Trợ lý ảo áp dụng trong thực hiện 48 thủ tục hành chính thuộc 2 lĩnh vực đăng kiểm và đường bộ.

Bộ Giao thông vận tải đang ráo riết đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung. Đồng thời, vận hành thử nghiệm trợ lý ảo trong thực hiện 48 thủ tục hành chính, tiến tới mở rộng lên 400 và cung cấp nhiều tiện ích như nhắc hạn đăng kiểm, nhắc đổi giấy phép lái xe...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục