Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, căn cứ nguồn lực và tình hình thực tiễn tại địa phương để chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại chợ; hướng dẫn, bố trí địa điểm tạm thời và tổ chức mở cửa hoạt động trở lại đối với các chợ phải đóng cửa tạm thời cho phù hợp, vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm nhiệm vụ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương.
|
Chợ Long Biên bị phong toả do có liên quan đến ca COVID-19.
|
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, một số chợ phải đóng cửa tạm thời do có ca nhiễm bệnh, để tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ, bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
Rà soát, chỉ đạo sở, ngành liên quan hướng dẫn, bố trí địa điểm tạm thời thay thế các chợ bị đóng cửa do có ca nhiễm nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương. Trong đó, lưu ý các nội dung sau: Địa điểm bố trí bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh; Chỉ kinh doanh hàng hóa thiết yếu theo quy định; Có biện pháp kiểm soát tốt mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời; Tổ chức mua bán theo nguyên tắc một chiều; Bảo đảm số lượng hộ kinh doanh phù hợp, bảo đảm giãn cách giữa các tiểu thương và khách mua hàng; Thực hiện tốt thông điệp 5K và công tác phòng chống dịch trong quá trình mua bán hàng hóa tại địa điểm bố trí tạm thời; Tổ chức, cá nhân quản lý chợ, người bán hàng, lao động tại địa điểm bố trí tạm thời (người làm việc tại chợ) đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine; Thường xuyên xét nghiệm người làm việc tại chợ để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch.
Rà soát, chỉ đạo việc đánh giá để mở cửa trở lại đối với các chợ tạm thời đóng cửa do có ca nhiễm COVID-19. Trong đó, lưu ý thực hiện tốt một số nội dung sau: 100% tổ chức, cá nhân quản lý chợ, người bán hàng, người lao động tại chợ (người làm việc tại chợ) đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Người làm việc tại chợ (trước khi quay trở lại làm việc) phải được xét nghiệm (bằng phương pháp PCR) và có kết quả âm tính còn hiệu lực. Được vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ chợ và xung quanh chợ theo quy định. Có biện pháp kiểm soát tốt người làm việc tại chợ.
Đồng thời, tổ chức kiểm soát tốt người mua bán tại chợ bằng việc khai báo y tế trước khi vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt tại khu vực cửa vào chợ; sát khuẩn tay; đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định...
Có biện pháp kiểm soát tốt mật độ người mua bán tại chợ, bảo đảm quy định phòng, chống dịch, giữ khoảng cách an toàn theo quy định.
Tại các cửa hàng, gian hàng: Kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng và giữa các khách hàng theo quy định.
Có biện pháp kiểm soát tốt xe vận chuyển hàng hóa vào chợ: Các xe vận chuyển hàng hóa ra vào chợ phải có nhật ký hành trình di chuyển để cơ quan chức năng kiểm tra khi cần thiết; cài đặt Bluezone, phần mềm khai báo y tế.
Riêng đối với chợ đầu mối, bố trí khu vực test nhanh tại chợ (nếu có thể), bán hoặc cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch tại chợ.
Bộ cũng đề nghị lập Tổ tăng cường hỗ trợ phòng chống dịch tại chợ; bố trí số điện thoại hotline 24/24 để tiếp nhận và hỗ trợ liên quan đến công tác phòng chống dịch. Đánh giá lại và đạt xếp loại đánh giá nguy cơ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cơ quan có thẩm quyền cho phép chợ mở cửa hoạt động trở lại nếu đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Các tổ chức, cá nhân liên quan tại chợ (được phép mở cửa trở lại) phải thực hiện nghiêm các yêu cầu tại Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế.
(Theo LĐO)
Bộ Y tế phối hợp với các địa phương để phân bổ, tiêm vaccine Covid-19 cho lực lượng y tế, không phân biệt giữa công lập và tư nhân.
Sáng nay 6-8, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi lô thuốc Remdesivir đặc trị Covid-19 về Việt Nam, trong hôm nay, Cục Quản lý khám chữa bệnh cùng Hội đồng chuyên môn sẽ họp để bổ sung loại thuốc này vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Sáng 6-8, thêm 592.100 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Đây là lần giao vắc xin thứ 7 thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Tình trạng hỗn loạn xảy ra ở các địa điểm tiêm phòng của Philippines trong khi ở Trung Quốc, thành phố Trịnh Châu ghi nhận tới 112 ca bệnh trong đợt bùng dịch mới.