Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại chợ, siêu thị, nhà hàng

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/12/2021 | 7:44:44 AM

Ngày 7-12, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5619/QĐ-BYT về “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng”.

Theo đó, các đơn vị quản lý khu dịch vụ phải phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết. Đồng thời ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch với chính quyền địa phương, tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ…

Bên cạnh đó, khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống phải bảo đảm các nội dung sau: Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, các nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi; đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng phải khử khuẩn ít nhất 4 lần/ngày…

Tại hướng dẫn này, người lao động, người bán hàng, khách hàng khi đến khu dịch vụ tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị cũng cần lưu ý:

1. Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.

2. Khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.

3. Luôn thực hiện "Thông điệp 5K”, trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn…

4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở, sốt…

5. Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong suốt thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.

6. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh 1 tuần/lần.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ 7h30 ngày 07/12 đến 18h ngày 07/12, tỉnh Yên Bái ghi nhận 20 ca mắc mới gồm: 19 trường hợp F1 đã được cách ly trước đó liên quan đến các chùm ca bệnh cộng đồng tại tỉnh Yên Bái từ 27/11/2021 đến nay. Trong đó: Văn Yên (1), Yên Bình (6), Trạm Tấu (1), TP. Yên Bái (5), Trấn Yên (6). Lũy kế 202 ca mắc. 1 trường hợp là các ca bệnh xâm nhập đi từ vùng có dịch về đã được cách ly tập trung nghiêm ngặt ngay khi về đến tỉnh.

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 7/12

Bản tin dịch COVID-19 ngày 7/12 của Bộ Y tế cho biết có 13.840 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó 7.306 cộng đồng; Trong ngày có 1.249 ca khỏi; 217 trường hợp tử vong.

Nghiên cứu mới chỉ ra tiêm kết hợp các loại vaccine cho hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu mới phát hiện tiêm liều đầu vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer và liều 2 bằng vaccine của Moderna cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn.

Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thành phố Johannesburg, Nam Phi hôm 30/11.

Dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron lây lan nhanh hơn nhưng chủ yếu gây triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, còn quá sớm để khẳng định Omicron ít nguy hiểm hơn các chủng SARS-CoV-2 khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục