Italy ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng trở lại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2022 | 2:40:17 PM

Italy, quốc gia đầu tiên tại châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, ghi nhận số ca mắc mới tăng từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7/2022, sau đó giảm. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm mới lại gia tăng trong vài ngày qua.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, miền bắc Italy. Ảnh tư liệu
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, miền bắc Italy. Ảnh tư liệu

Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Italy, ngày 18/8 nước này ghi nhận trên 27.000 ca mắc mới, giảm so với trên 36.000 ca ghi nhận một ngày trước, song tăng gấp 3 lần so với mức dưới 10.000 ca/ngày trong những ngày trước đó. 

Trong tuần từ ngày 10 - 17/8, số ca mắc mới COVID-19 tại Italy tăng 14,4%. Ngày 18/8, tỷ lệ xét nghiệm có kết quả dương tính tăng từ 15,8% lên 16,3%. Mặc dù vậy, số ca mắc mới trong mùa hè này ghi nhận mức đỉnh thấp hơn nhiều so với đợt tăng mạnh trong thời gian từ cuối năm 2021 đến đầu tháng 2/2022, trong đó nhiều ngày ghi nhận số ca mắc mới lên tới 200.000 ca. 

Số ca tử vong theo ngày do COVID-19 tại Italy gần đây cũng tăng, với 147 ca ngày 18/8, từ 128 ca một ngày trước, 70 ca vào ngày 16/8 và 42 ca vào ngày 15/8. Tỷ lệ tử vong tăng, nhưng vẫn thấp hơn mốc đỉnh trên 400 ca/ngày hồi đầu năm nay và gần 1.000 ca/ngày trong 2 đợt dịch nghiêm trọng xảy ra năm 2020. 

Italy có tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 thuộc hàng cao nhất trong Liên minh châu Âu. Tính đến ngày 18/8, đã có 94,1% dân số trên 12 tuổi được tiêm vaccine đủ liều hoặc đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19 trong 6 tháng trước.

* Tại Mỹ, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ngày 17/8 thừa nhận rằng cơ quan này phản ứng không hiệu quả với đại dịch COVID-19, đồng thời công bố chương trình cải cách sâu rộng.

Trong video gửi đến các nhân viên, Giám đốc CDC Mỹ, bà Rochelle Walensky cho rằng cơ quan này có trách nhiệm đối với nhiều sai sót - từ xét nghiệm đến thu thập dữ liệu và truyền thông. Bà Walensky đã chỉ định bà Mary Wakefield, cựu Thứ trưởng Y tế Mỹ, dẫn đầu các nỗ lực này cải cách CDC.

Theo hãng CNBC, bà Walensky đưa ra một số thay đổi cơ cấu tổ chức để CDC thực hiện trong những tháng tới nhằm khắc phục sai sót xảy ra trong 2 năm rưỡi đại dịch. Cụ thể, kế hoạch cải cách tập trung vào mục tiêu chia sẻ dữ liệu nhanh hơn và đưa ra hướng dẫn y tế công cộng dễ hiểu hơn. CDC cũng lập một phòng điều độ nhằm đảm bảo lực lượng lao động của cơ quan này bao gồm nhiều thành phần trong dân số Mỹ và truyền đạt tốt hơn các hướng dẫn y tế công cộng cho tất cả các nhóm dân số.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Trẻ được tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Xuân Ái, huyện Văn Yên.

Trước sự xuất hiện biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omircon đã làm gia tăng số ca mắc Covid-19, trong khi đó, tiêm chủng vắc-xin là biện pháp hiệu quả, bền vững để phòng chống dịch. Do vậy, tháng 8 là tháng cao điểm để các địa phương trên địa bàn tỉnh tăng tốc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em chuẩn bị bước vào năm học mới...

Những người đã khỏi COVID-19 có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ và “sương mù não”.

Kết quả một nghiên cứu quy mô lớn được công bố hôm nay (18/8) cho thấy, 2 năm sau khi nhiễm bệnh, những người đã khỏi COVID-19 có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ và “sương mù não”.

Người lao động nhập cư đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu

Ngày 17/8, một quan chức tại Tổng cục Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) cho biết nước này đã áp đặt trở lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên máy bay trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong nước gia tăng.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Phnom Penh, Campuchia.

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 18/8 cho biết đã ghi nhận thêm 256 ca mắc COVID-19, trong đó có những bệnh nhân nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục