Tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ mầm non, học sinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2022 | 7:31:02 AM

Liên bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục. Kế hoạch hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh.

Cụ thể, yêu cầu đặt ra là tối thiểu là 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3; tối thiểu 80% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19. Với nhóm trẻ mầm non, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ định kỳ ít nhất một lần/tuần thông tin cập nhật về tiến độ tiêm chủng, thông tin về các tỉnh, thành phố tiêm chậm để chỉ đạo liên ngành.

Theo liên bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo, vắc xin phòng Covid-19 là giải pháp cần thiết, quan trọng để phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Tỷ lệ tiêm chủng các mũi vắc xin ở trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi của Việt Nam thuộc nhóm cao so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Như vậy, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc tiêm chủng mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 1 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.

Siêu âm cho sản phụ 29 tuổi, bác sĩ bất ngờ khi chị mang song thai tại hai tử cung khác nhau, chỉ định sinh mổ. Đây là trường hợp hiếm gặp với tỷ lệ 1/50 triệu ca mang thai.

Dịch cúm B năm nay diễn biến bất thường hơn mọi năm

Người dân không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B nếu chưa có chỉ định vì thuốc khá độc hại, dễ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Ảnh minh họa

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết hôm 20/11, một cụ ông 87 tuổi ở thủ đô Bắc Kinh đã tử vong vì COVID-19.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2022).

Việt Nam duy trì được tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát trên 90%. Đây là thông tin được đưa ra tại Giao ban toàn quốc tổng kết hoạt động phòng, chống lao năm 2022 và kế hoạch năm 2023 do Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức chiều 19/11 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục