Ăn tiết canh, giết mổ lợn, 2 bệnh nhân nguy kịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/3/2023 | 2:37:42 PM

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vừa qua, các bác sĩ bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 2 trường hợp bệnh nhân mắc liên cầu lợn, cả 2 bệnh nhân đều ở Nam Định.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Đ.T.D (51 tuổi, ở Vụ Bản, Nam Định) có tiền sử tăng huyết áp, xơ gan, uống rượu nhiều năm (khoảng 300-500ml/ngày). Sau một ngày ăn tiết canh, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, rét run, nhiệt độ lên đến 39-40 độ, nhập viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong tình trạng khó thở, thở nhanh, tụt huyết áp (HA: 60/40mmHg).

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn - xơ gan, truyền dịch, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao, tuy nhiên do tình trạng ít cải thiện nên được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân D nhập viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, da niêm mạc tái nhợt, môi khô lưỡi bẩn, sốt cao, khó thở, nghe phổi có giảm thông khí . Tại bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm trùng huyết có sốc – Viêm phổi, cấy máu S.suis, được điều trị kháng sinh tĩnh mạch liều cao, giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Những ngày đầu điều trị, bệnh nhân còn sốt cao, rét run liên tục, nhiệt độ thường xuyên ở mức 39-40 độ. Sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân đã cắt sốt, hết khó thở, tình trạng nhiễm trùng giảm.

Theo bệnh nhân D, trước khi bị bệnh, bệnh nhân có ăn tiết canh, sau đó tham gia thái thịt lợn hộ đám cưới.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Đ.T.C (nữ, 44 tuổi, ở Giao Thuỷ, Nam Định) làm nghề giết mổ lợn. Bệnh nhân nhập viện vì giảm ý thức. Theo người nhà bệnh nhân, bà C mệt mỏi, sốt không rõ nhiệt độ. Khoảng 3h sáng trước khi vào viện, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng kích thích, vật vã, gọi hỏi không trả lời sau đó nhanh chóng rơi vào hôn mê, suy hô hấp.

Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã được đặt ống nội khí quản và được chẩn đoán viêm màng não. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, ban xuất huyết dạng đám, dải vùng cẳng bàn tay, bàn chân 2 bên, phổi có tình trạng viêm. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết – Viêm màng não mủ – Viêm phổi. Ngay sau đó bệnh nhân đã được chọc dịch não tủy để đánh giá, dịch não tủy chảy ra đục mủ như nước vo gạo. Bệnh nhân hôn mê điều trị thở máy.

Hiện bệnh nhân C đã tỉnh và được rút ống nội khí quản. Sau 17 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, thở khí phòng bình thường, huyết động ổn định.

Đáng chú ý, cả 2 trường hợp bệnh nhân trên khi nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều được cấy máu phát hiện vi khuẩn STreptococcus (liên cầu khuẩn lợn).

Theo các bác sĩ, bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

(Theo kinhtedothi)

Các tin khác
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu khai mạc buổi làm việc.

Qua thực tế giám sát, đại biểu đề nghị Bộ Y tế làm rõ thời điểm tuyên bố hết dịch, vì các địa phương phản ánh những khó khăn trong việc kêu gọi người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Bệnh nhân H.V.H. đã tỉnh, sinh tồn ổn định sau phẫu thuật lấy dị vật.

Ngày 13/3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp vừa phẫu thuật thành công cho 1 cụ ông bị tắc ruột do nuốt quả chà là.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh việc tìm ra nguồn gốc đại dịch COVID-19 là yêu cầu mang tính đạo đức và phải kiểm tra mọi giả thuyết.

Cán bộ Trạm Y tế xã Minh Xuân, huyện Lục Yên tiêm phòng sởi cho học sinh trung học phổ thông.

Những năm gần đây, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) trên địa bàn Yên Bái đã được triển khai hiệu quả. Từ đó, góp phần tích cực trong việc làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng, có thể phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy, Yên Bái được quan tâm đầu tư từ các nguồn lực cho công tác TCMR, được cung cấp đầy đủ, kịp thời về vắc-xin, vật tư, kinh phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục