Chính phủ yêu cầu báo cáo việc thiếu thuốc, Bộ Y tế đề nghị các địa phương không đẩy trách nhiệm

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/7/2024 | 1:59:23 PM

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo chủ đầu tư giải quyết các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng thẩm quyền, không đẩy trách nhiệm cho các bộ, ngành, cơ quan cấp trên…

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh thành về bảo đảm thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Công văn do Thứ trưởng Lê Đức Luận ký, được ban hành sau khi Văn phòng Chính phủ có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Y tế kiểm tra, nắm tình hình báo chí phản ánh, có các giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại cơ sở y tế công lập.

Theo đó, trong văn bản kể trên, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh/thành chỉ đạo người đứng đầu các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người có thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu trong lựa chọn nhà thầu, bảo đảm đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khám chữa bệnh;

Đồng thời, đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh lãng phí. Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan tại các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo chủ đầu tư giải quyết các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng thẩm quyền, không đẩy trách nhiệm cho các bộ, ngành, cơ quan cấp trên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư (như: xử lý tình huống, kiến nghị trong đấu thầu...).

Trong nhiều văn bản liên quan vấn đề đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế gần đây, lãnh đạo Bộ Y tế nhìn nhận hiện quy định của pháp luật về đấu thầu "đã được ban hành kịp thời, đầy đủ, thống nhất và đồng bộ". Tuy vậy, thực tế một số nơi vẫn xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vaccine, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 12/7 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn ăn thịt người có thể gây tử vong.

Thời gian gần đây, tiếp tục thêm bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” hay còn gọi bệnh Whitmore.

Phòng bệnh chủ động bằng vắc- xin được coi là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung, bệnh Bạch hầu nói riêng.

Trước tình hình bệnh bạch hầu có diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố, trong đó, đã ghi nhận một trường hợp tử vong, 119 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, 1 trong số những người tiếp xúc đã dương tính với bệnh. Vậy nên, việc hiểu rõ về phương thức lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh là rất cần thiết.

Cán bộ y tế phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái tiêm vắc xin cho trẻ em.

Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng. Tăng cường hoạt động dự phòng, giảm lây nhiễm là điều kiện cần thiết để phòng chống căn bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục