Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/10/2020 | 4:53:44 PM

Việt Nam đang tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ sạch, đánh dấu bước tiến lớn mới trong nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng bệnh này.

Nghiên cứu vắc xin Covid-19 tại VABIOTECH.
Nghiên cứu vắc xin Covid-19 tại VABIOTECH.

Theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), đơn vị này đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ từ ngày 27/10,

Vắc xin sẽ được thử nghiệm trên giống khỉ vàng Macaca mulatta ở Đảo Rều (Quảng Ninh). Ông Đạt cho hay, khỉ được tuyển chọn để thử nghiệm là khỉ sạch, được bắt từ đàn tự nhiên ở trên đảo, ở độ tuổi từ 3-5 tuổi, cân nặng khoảng 3 kg. Khỉ sau khi bắt sẽ được nuôi nhốt trong lồng một thời gian và theo dõi sức khỏe. Khi đã đảm bảo không mắc bệnh, khỉ mới được dùng để tiêm thử nghiệm vắc xin.

Có 12 con khỉ khỏe mạnh được lựa chọn để tham gia vào 2 đợt thử nghiệm vắc xin Covid-19. Mỗi đợt lại chia thành 2 nhóm: được tiêm vắc xin và nhóm đối chứng (không được tiêm vắc xin).

Vắc xin được sử dụng để thử nghiệm tiền lâm sàng trên khỉ sẽ có mô hình gần giống với loại dự định tiêm cho người. Vắc xin gồm 2 mũi tiêm, mũi thứ nhất cách mũi thứ hai 18-21 ngày. Sau tiêm, khỉ sẽ được nuôi tại một khu đảo riêng biệt và theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Sau 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối, các chuyên gia sẽ đánh giá đáp ứng miễn dịch trên nhóm khỉ được tiêm. Mục đích là để đánh giá hiệu quả miễn dịch giữa nhóm được tiêm vắc xin với nhóm không được tiêm.

Tuy nhiên, ông Đạt cũng nhấn mạnh, thử nghiệm vắc xin trên khỉ chỉ là một phần của thử nghiệm tiên lâm sàng. Đơn vị này sẽ tiến hành thử nghiệm song song trên các động vật khác, đồng thời tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm lâm sàng.

"Cần phụ thuộc vào rất nhiều số liệu hồ sơ để có đủ minh chứng về tính an toàn, hiệu quả bảo vệ, tính sinh miễn dịch của vắc xin, khi đó mới thử nghiệm trên người được”, Tiến sĩ Đạt nhấn mạnh.

Nếu kết quả thử nghiệm trên khỉ về tính sinh miễn dịch, hiệu quả bảo vệ thành công, khoảng 4 tháng nữa, công ty Vabiotech sẽ trình lên Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế.

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 đơn vị đang tham gia nghiên cứu sản xuất vắc xin Covid-19, gồm Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN.

Bất kỳ loại vắc xin nào trước khi được đưa ra sử dụng rộng rãi trong cộng đồng đều phải trải qua quy trình chuẩn gồm 5 giai đoạn:

1, Nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn dự tuyển vắc xin. Giai đoạn này được thực hiện hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.

2, Đánh giá tiền lâm sàng trên động vật.

3, Đánh giá lâm sàng qua 3 giai đoạn trên người ở các quy mô khác nhau.

4, Cấp phép lưu hành vắc xin.

5, Theo dõi sau cấp phép. Sau khi vắc xin được cấp phép sử dụng trên người, các nhà nghiên cứu vẫn sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá để đảm bảo vaccine đủ an toàn khi sử dụng trên người.
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Kiểm định phương tiện đo tại Nhà máy Xi măng Yên Bái.

Thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh đã từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) trên địa bàn.

Thám hiểm Mặt Trăng.

Đây là nỗ lực của NASA nhằm hình thành các tiêu chuẩn đối với hoạt động xây dựng các cơ sở lâu dài trên bề mặt của Mặt Trăng.

Mẫu iPhone 12 với màn hình 6,1 inch có 5 màu được giới thiệu tại sự kiện Hi Speed ngày 14-10 (giờ Việt Nam)

Sự kiện "Hi Speed" ra mắt iPhone 12 của gã khổng lồ công nghệ Apple chính thức mở màn vào 0h ngày 14-10 (giờ Việt Nam) với sự tuyên bố về một kỷ nguyên mới của iPhone: iPhone 5G siêu nhanh, tiện lợi hơn và bảo mật hơn.

Paul Milgrom (người bên trái) và Robert Wilson (

Hai giáo sư người Mỹ Paul Milgrom và Robert Wilson vừa được trao Giải Nobel Kinh tế năm 2020 vì những đóng góp to lớn liên quan đến đấu giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục