Ghép thành công tế bào gốc cho bệnh nhi 32 tháng tuổi
- Cập nhật: Thứ năm, 28/1/2021 | 3:04:23 PM
Sáng 28-1, Bệnh viện Nhi đồng 2 họp báo cung cấp thông tin về trường hợp thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên cho bệnh nhi u nguyên bào thần kinh.
Bệnh nhi ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến ban đầu
|
Ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác. Ghép tế bào gốc máu tự thân là một phần trong điều trị liệu của một số nhóm bệnh lý ung thư nhi đặc biệt các nhóm u đặc.
Trước khi tiến hành một hóa trị liệu liều liều cực mạnh, có thể cùng đi đôi với xạ nhằm tiêu diệt tối đa các tế bào ung thư còn sót, điều trị này đồng thời diệt cả các tế bào gốc tạo máu trong tủy bệnh nhân nên còn được gọi dưới tên hóa trị liệu điều kiện hóa diệt tủy. Phải tiến hành lấy tế bào gốc máu tự thân của bệnh nhân đem lưu trữ đông trước sau đó truyền lại vào cơ thể người bệnh để giúp phục hồi khả năng tạo máu từ tủy xương bị tổn thương. |
TPHCM có trung tâm ghép tế bào gốc
Bắt đầu từ tháng 12-2020, Trung tâm ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Nhi đồng 2 hoàn thiện và bắt đầu đi vào hoạt động dưới sự hỗ trợ đào tạo nhân lực, tư vấn chuyên môn của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, tư vấn ý kiến từ Đại học California San Francisco (UCSF -Mỹ), Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) và tích lũy kinh nghiệm sau theo dõi, chăm sóc các ca ghép thực tế.
Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, từ năm 2015, bệnh viện thực hiện phác đồ hóa trị liệu mạnh kèm ghép tủy tự thân cho một số nhóm bệnh u đặc nhóm nguy cơ cao, phối hợp cùng Bệnh viện Truyền Máu - Huyết Học triển khai ghép tế bào gốc gặt hái kết quả đáng khích lệ. 7 bé ghép thành công, thời gian sống không bệnh sau ghép trên 15-18 tháng; trong đó 5 bé hiện còn sống và 3 bé chưa tái phát ung thư lại sau ghép.
Tuy nhiên, việc di chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Truyền máu - Huyết học cho giai đoạn ghép, đợi phục hồi tủy rồi quay lại Bệnh viện Nhi đồng 2 lập kế hoạch hội chẩn xạ, uống thuốc hóa chất duy trì vẫn luôn gặp khó khăn.
Thứ nhất thiếu tính thuận tiện cho tổng quan quá trình điều trị bệnh nhân.
Thứ hai quá trình điều trị sau ghép dễ bị rời rạc, dễ bị chậm nhịp cho kết nối các điều trị đa phương thức. Tiếp nhận, chăm sóc các bệnh nhi nhỏ tuổi, hoặc cân nặng thấp, có bệnh lý nền là một thử thách lớn cho Bệnh viện Truyền máu - Huyết học nơi chưa có nhân lực, cơ sở vật chất hồi sức nhi khoa chuẩn, thiếu các đa chuyên khoa nhi phối hợp, gây mê nhi có định ngày cố định, các thủ thuật tạo đường truyền trung ương huy động tế bào gốc thường xuyên phải thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trước khi chuyển Bệnh viện Truyền máu - Huyết học.
Trước thực trạng số lượng bệnh nhân có chỉ định ghép ngày càng tăng nhanh, thời điểm chọn ghép cho bệnh nhân khó giữ tính chủ động, ngoài ra vấn đề chi phí cao. Bệnh viện Nhi đồng 2 quyết tâm xây dựng Trung tâm Ghép tế bào gốc để phục vụ bệnh nhi, bệnh nhi có nhiều cơ hội được tiếp cận với điều trị ghép tủy, tăng hoạt động chuyên môn nhi thông qua mở rộng các mặt bệnh được ghép tủy, bảo đảm các tiêu chí chăm sóc, hồi sức nhi khoa, hoàn thiện 1 trung tâm ghép tủy nhi khoa đại diện cho khu vực phía Nam. |
Các tin khác
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia mà Thủ tướng mới ban hành là đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm.
Từ 1/7, điện thoại sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải tích hợp công nghệ E-UTRA - tức công nghệ 4G.
Với thông điệp “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số”, Giải thưởng Sao Khuê 2021 có những đổi mới quan trọng với mục tiêu nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt, giúp đẩy nhanh tiền trình chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu, vụ đông - xuân năm 2020 - 2021 sẽ có khoảng 21 - 23 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết Yên Bái.