1. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn streptococcus spp gây ra trên cá rô phi.
2. Biểu hiện của bệnh:
Khi cá bị bệnh, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi không có định hướng. Một bên hoặc hai bên mắt bị lồi và đục, xuất hiện các đốm đỏ lở loét, xuất huyết trên thân, nắp mang, vây, bụng, hậu môn viêm đỏ; cơ quan nội tạng xuất huyết, thận, gan, lá lách mềm nhũn, mật sưng to.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cá. Bệnh thường xảy ra khi cá bị sốc hay trong thời tiết bất lợi, chuyển mùa. Đặc biệt, bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước nuôi bị nhiễm bẩn, lượng khí độc tích lũy nhiều dưới đáy ao, hàm lượng ôxy hòa tan thấp. Bệnh lây truyền trực tiếp từ con khỏe sang con yếu hoặc bệnh có thể lây lan theo nguồn nước cấp.
4. Biện pháp phòng bệnh:
Tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá. Chọn cá có nguồn gốc rõ ràng tại các trại giống có uy tín, cá giống khỏe mạnh, vận chuyển giống cẩn thận, tránh làm xây xát cá.
Đối với nuôi cá lồng: cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng lưu thông dòng chảy, vớt phân cá, xác cá và thức ăn thừa trong lồng nuôi để tránh tích lũy mầm bệnh.
Đối với nuôi ao: cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi, định kỳ 15 - 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 - 3 kg/100 m3 nước. Kiểm soát lượng phân chuồng bón xuống ao, đặc biệt là những ngày trời nắng nóng.
Cần có biện pháp đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan, đặc biệt vào những ngày thời tiết bất thường, lặng gió cho ao nuôi. Hạn chế lấy nước từ ngoài vào hệ thống nuôi cá rô phi khi vùng nuôi xảy ra dịch; ương nuôi với mật độ thích hợp; hạn chế hoạt động đánh bắt, kéo lưới, làm xây xát, tổn thương cá. Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp cho cá với liều lượng 30 mg/kg thức ăn, một tuần/lần.
Ngoài ra, có thể sử dụng tỏi tươi xay nhuyễn với liều lượng 3 - 5g/kg thức ăn, 1tuần/lần. Dùng vắc - xin Han-Streptila cho ăn để phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Định kỳ khử trùng nước ao nuôi bằng Han Iodine, Han BKC, Hanmid, Han-Kon 10-15 ngày/lần. Sau đó, dùng vi sinh: Han-Strep pond, Han-Super 01, Han-Civit 60%, Han Complex với lượng 1kg/ tấn cá/ ngày, dùng liên tục 7-10 ngày.
5. Trị bệnh:
Bệnh có thể được chữa trị trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh bằng kháng sinh kết hợp với xử lý môi trường nước nuôi.
+ Diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi bằng: Han Iodine, Han BKC, Hanmid, Han-Kon (liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà SX in trên bao bì).
+ Cá bệnh có thể xử lý bằng phương pháp: trộn Sulphamid với thức ăn, liều lượng 150 - 200 mg/kg cá/ngày; thuốc phối chế KN-O4-12 liều dùng 2 - 4 g/kg cá/ngày.
Ngoài ra, có thể dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn thức ăn như: Han-Sulpha, Han-Doxy, Han-cillin 50 kết hợp với thuốc bổ nâng cao sức đề kháng Han-Civit 60%, Han-Vita. Sử dụng thuốc để trị bệnh cho cá liên tục trong khoảng 5 - 7 ngày.
Riêng đối với kháng sinh từ ngày thứ 3 trở đi, liều lượng có thể giảm xuồng 1/3 - 1/2. Trong thời gian điều trị bệnh, lượng thức ăn giảm còn khoảng 1/2 - 2/3 lượng thức ăn thông thường. Sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử dụng một số loại men vi sinh để ổn định vi khuẩn đường ruột cho cá.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá cần lưu ý, vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến kháng sinh tồn dư trong thịt cá.
Nguyễn Thị Xuân (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)