Và con sẽ mạnh mẽ lên từng ngày!

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/8/2014 | 8:48:46 AM

"Cơm người khó lắm con ơi/ Cơm cha, áo mẹ là nơi thanh nhàn…"

Bây giờ, câu ca ấy con đã ít nhiều hiểu hơn rồi, mẹ ạ.

Con nhớ lần đạp xe trong cơn mưa tầm tã khi về nhà và vừa đi vừa khóc nức nở, mẹ nhìn thấy ánh mắt đỏ hoe, sự ấm ức ngập tràn trên khuôn mặt. Mười tám tuổi, trải qua kì thi đại học vẫn chưa nhận được kết quả, con cũng định đi làm thêm để có thêm chút ít cho kì học sắp tới và tích lũy thêm kinh nghiệm cuộc sống.

Và khi ấy mẹ bảo: "Dù con đã hơn mười tám tuổi nhưng nhiều cái trên đời con không thể biết trước được. Những lời cảnh báo, những kinh nghiệm của người đi trước đôi khi cũng bằng thừa bởi con phải tự mình bước đi mới khôn lớn, trưởng thành. Đời không dễ sống, kiếm được miếng cơm của người khác vốn chẳng đơn thuần". Khi ấy, con mới chỉ hiểu được phần nào lời khuyên răn của mẹ.

Lần khác, con lại tức tưởi chạy về rồi lao lên phòng mà khóc. Đêm, mẹ vào phòng nhìn con ngồi trước màn hình máy tính với ánh mắt vô hồn. Mẹ thở dài nặng trĩu và bảo: "Nếu xã hội ngoài kia khó sống quá… thì ở nhà vẫn có mẹ ngóng trông…".

Lúc ấy, trong đầu con thoảng một ý nghĩ rằng đúng là khó sống nhưng con vẫn phải bước, chắc mẹ cũng chẳng muốn con phải thất bại trở về. Chỉ là đôi lúc con yếu lòng nên về nhà để tìm điểm tựa, chứ khơng phải là bỏ cuộc giữa chừng. Bởi con đã hiểu "Cơm người khó lắm". Vậy nên con càng phải cố gắng nhiều.

Thời gian qua đi, con ra ngoài xã hội và gặp nhiều người, đa dạng thật như phim. Nhờ họ, con cũng nhận ra bao điều thấm thía rằng từ trước đến nay con vẫn chưa thoát khỏi vỏ bọc của gia đình. Nếu như với con, hết tiền nghĩa là không còn khoản tiêu vặt thì với họ - những người bạn, người chị, người em đang phải sống xa nhà mà con biết đôi khi hết tiền còn là sự thiếu cả những bữa cơm. Nếu như với con, sự chán nản lên đến đỉnh điểm là những lúc con nức nở với mẹ thì họ chỉ giấu giếm vào trong. "Cơm người khó sống" liệu con đã hiểu được hết bao nhiêu khi con vẫn đang được hưởng "cơm cha, áo mẹ" ở chốn thanh nhàn.

Nhưng mà con sẽ nhất định cố gắng. Cố gắng không phải để tránh ăn "cơm người" vì con vẫn phải bước ra ngoài xã hội, phải bon chen và kiếm sống, mà con sẽ cố gắng để làm để trở nên mạnh mẽ hơn và để sau này nếu con có nếm cay đắng khi thử "cơm người" con cũng không đành lòng bỏ cuộc.
Và con sẽ mạnh mẽ lên từng ngày!

Hán Thị Ngọc Anh (Thơn 8, Minh Quán, Trấn Yên)

Các tin khác
Cùng học. (Ảnh: Linh Chi)

Vậy là ba tháng hè đã trôi qua! Con lại chuẩn bị xa bố mẹ. Cuộc sống của con là vậy hả mẹ? Từ lúc 12 tuổi đến giờ, con chưa có lấy một năm trọn vẹn ở bên mẹ. Ba ngày nữa, con lại phải tạm biệt ngôi nhà gỗ thân yêu để đến với căn phòng cô đơn, lạnh lẽo, buồn tẻ.

Cha đau lắm phải không cha, khi trong phổi, trong xương chân của cha vẫn còn những mảnh đạn từ thời đi chiến đấu, ngày đó không có điều kiện y học nhưng đến bây giờ cha cũng không muốn lấy ra. Trái gió trở trời con biết cha đau lắm, nhức lắm. Cha muốn giữ lại những dấu tích chiến tranh trong cơ thể làm gì? Lưu giữ kỉ niệm như thế đau lắm, cha à!

Thượng đế ơi, cảm ơn, Người vì đã ban tặng con một gia đình hạnh phúc. Con vốn là một cô bé yếu đuối, nhút nhát, gặp chuyện gì khó cũng mau nản chí, không đủ can đảm để tiếp tục bước lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục