Một ý tưởng giá trị cho sức khỏe và môi trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/12/2020 | 7:50:46 AM

YênBái - Ý tưởng của hai em đã được giải Khuyến khích tại Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học, năm học 2019 - 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 6 vừa qua.

Tác giả Lê Hoàng Minh Anh và Bùi Minh Hoàng.
Tác giả Lê Hoàng Minh Anh và Bùi Minh Hoàng.

Xuất phát từ thực trạng hiện nay người dân lạm dụng thuốc hóa học để bảo quản trái cây, hai em Lê Hoàng Minh Anh lớp 12 Hóa và em Bùi Minh Hoàng cựu học sinh chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái đã hiện thực hóa ý tưởng tạo màng bảo quản trái cây thân thiện với môi trường từ nhựa cánh kiến đỏ và đất sét trắng. 

Ý tưởng của hai em đã được giải Khuyến khích tại Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học, năm học 2019 - 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 6 vừa qua. 

Minh Anh chia sẻ: "Ngay từ khi vào lớp 10, em đã luôn mong muốn vận dụng các kiến thức hóa học mình yêu thích để tạo ra một sản phẩm có ích trong đời sống hàng ngày. Từ thực trạng hiện nay đa số trái cây trên thị trường đang được bảo quản không an toàn, em và Minh Hoàng đã bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, phác thảo ra ý tưởng tạo màng bảo quản trái cây thân thiện với môi trường”. 

Tìm hiểu trên Internet và thực tiễn học tập, Minh Anh và Minh Hoàng đã nghĩ đến nhựa cánh kiến đỏ và đất sét trắng để tạo màng bảo quản trái cây. Lý giải về việc lựa chọn 2 vật liệu này, đồng tác giả của ý tưởng em Minh Hoàng cho biết: "Nhựa cánh kiến đỏ dễ tìm ở địa phương có khả năng tạo một lớp màng trên vỏ cây mà kiến sống ký sinh, hơn nữa chất này có tính kháng khuẩn chống nấm mốc còn đất sét trắng có tính ưa nước, khả năng thấm khí, thấm nước, nên khi tạo màng trên vỏ sẽ tránh được tác động của môi trường lên trái cây. Điểm mới của ý tưởng là chúng em đã kết hợp các vật liệu trên với tinh dầu quế - sản phẩm nổi tiếng của địa phương vừa giúp tạo mùi hương thân thiện cho dung dịch tạo màng, vừa góp phần hạn chế nấm mốc phát triển”.

Việc nghiên cứu ra chế phẩm bảo quản đã khó, việc điều chỉnh nồng độ và tỷ lệ các chất để mang lại hiệu quả cao nhất còn khó khăn hơn rất nhiều. Sau khi pha chế được chất tạo màng, tác giả đã tiến hành xoa, phun lên các loại trái cây có múi như: cam, quýt, chanh, dưa hấu... và quan sát các biến đổi về hình thái của sản phẩm. Từ đó đưa ra những điều chỉnh sao cho hợp lý để tạo ra sản phẩm có tính thiết thực nhất. 

Minh Anh chia sẻ: "Sau khoảng 30 lần thử nghiệm thay đổi tỷ lệ các chất, chúng em đã hoàn chỉnh quy trình pha chế phẩm tạo màng, xác định được hình thái và định lượng các nguyên tố hóa học. Theo đó, tỷ lệ hợp lý của chế phẩm gồm 2g đất sét trắng, 100ml cồn, 3ml tinh dầu quế và 3% nhựa cánh kiến trên tổng khối lượng dung dịch. Thông qua kết quả xét nghiệm của các cơ quan có chuyên môn, trong đó, chúng em đã gửi các mẫu chế phẩm bảo quản đến Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, trái cây được nhúng qua chế phẩm tạo màng giữ được độ tươi, chất dinh dưỡng và không tồn dư các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn, dưa hấu khi được xử lý bảo quản bằng chế phẩm tạo màng sẽ bảo quản được hơn 1 tháng ở nhiệt độ thường; các loại quả có múi như cam, quýt, chanh sẽ bảo quản không bị nấm mốc trên 1 tuần sau khi thu hoạch”.

Thành công bước đầu trong việc ứng dụng chế phẩm tạo màng bảo quản trái cây từ nhựa cánh kiến đỏ và đất sét trắng có nguồn gốc tự nhiên, chi phí rẻ, không gây hại cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường của hai tác giả trẻ đã mở ra một tiềm năng mới trong việc giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm. Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi nếu được đầu tư phát triển với quy mô lớn. 

Đây cũng là mong muốn của các em, từ đó giúp cung cấp ra thị trường những sản phẩm thực phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường và thay đổi thói quen lạm dụng thuốc bảo quản của người dân.

Bảo Linh

Tags Đoàn viên thanh niên sức khỏe môi trường ý tưởng

Các tin khác
Em Đặng Thị Chỉnh (đứng giữa) trao đổi bài với các bạn.

Em Đặng Thị Chỉnh (dân tộc Dao), học sinh lớp 12B, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông (PTDTNT THPT) tỉnh không chỉ là một học sinh có bảng thành tích học tập tốt trong suốt nhiều năm học qua mà còn là người luôn ghi danh trong giải học sinh giỏi các cấp môn Địa lý.

Vợ chồng chị Hằng - anh Cải cùng triển khai dự án “Happy chip” nơi chính bản làng người Mông.

Với suy nghĩ rằng, nếu không hành động, nhiều học trò vùng cao sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hằng quê ở Điện Biên đã xây dựng dự án mang quần lót lên vùng cao tặng và vận động học sinh mặc, với tên gọi “Happy chip” và đã đoạt giải Nhất cuộc thi "Dự án Tình nguyện năm 2020".

Chị Lê Hoàng Anh nhiệt huyết trong nhiều hoạt động thiện nguyện cho trẻ vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Chị vừa vinh dự là 1 trong 400 đại biểu trên toàn quốc được ghi nhận tại chương trình Lễ tuyên dương "Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Dân vận Trung ương và các bộ, ngành tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua.

Phượng cũng chính là 1 trong 8 sinh viên khóa D42 của Học viện Cảnh sát nhân dân tốt nghiệp loại xuất sắc.

Nguyễn Hồng Phượng không chỉ là cán bộ Đoàn năng nổ mà còn là thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra của Học viện Cảnh sát nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục