Thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/1/2005 | 12:00:00 AM

Thị xã Nghĩa Lộ ở phía Tây tỉnh Yên Bái, nằm giữa vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò. Địa bàn thị xã được bao bọc gọn trong huyện Văn Chấn chỉ có một phần nhỏ ranh giới giáp với huyện Trạm Tấu.

Thị xã giữa lòng chảo Mường Lò

Nghĩa Lộ có diện tích 2.966,6 ha, trong đó có 721 ha đất trồng trọt thuộc cánh đồng Mường Lò màu mỡ. Thị xã có 4 phường và 3 xã, gồm: phường Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Chạng và các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc. Đây là nơi chung sống của 26.000 người trong cộng đồng 12 dân tộc anh em, chủ yếu là người Thái (44%), người Kinh 42% còn lại là các dân tộc Tày, Mường Nùng... Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo nhưng hoà quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa Mường Lò, nổi bật hơn cả là bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái.

Thị xã miền Tây này lại nằm trong tiểu vùng khí hậu ôn hoà, địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên nước có trữ lượng lớn. Không những thế, còn có hệ thống giao thông thuận với các tuyến quốc lộ 32 chạy qua đi Mù Cang Chải lên Lai Châu; từ Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu cũng chỉ 30 km. Chợ Văn hóa Mường Lò và mạng lưới thương mại dịch vụ đã làm cho Nghĩa Lộ trở thành trung tâm kinh tế xã hội của các địa phương miền Tây Yên Bái. Nhân dân các dân tộc ở thị xã Nghĩa Lộ có tiếng nhất nhì tỉnh về trình độ canh tác nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất ruộng được gieo cấy ba vụ, riêng 2 vụ lúa đã đạt năng suất 12 tấn/ha với nhiều loại gạo ngon, mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp còn chiếm 6,1% cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 14,2%, thương mại dịch vụ 15%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 của thị xã đạt 12,4%. Đời sống xã hội của nhân dân được nâng lên rất nhiều so với các năm trước. Ngoài những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng nước, đất đai, giao thông, bưu chính viễn thông phát triển và vốn văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của vùng Tây Bắc, thị xã Nghĩa Lộ còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Căng đồn Nghĩa Lộ, có chợ văn hóa Mường Lò, các làng dệt thổ cẩm và những làng văn hóa. Đặc biệt, Đảng bộ và nhân dân nơi đây đang phấn đấu đưa Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa vào năm 2010. Đây là điều kiện để Nghĩa Lộ tăng trưởng nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.

Thị xã Nghĩa Lộ sẽ phát huy ưu thế của mình để phát triển thương mại - dịch vụ, hình thành các làng nghề thủ công nghiệp để tạo ra những đồ thủ công mỹ nghệ bằng các chất liệu của núi rừng Tây Bắc. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm có giá trị hàng hóa như gạo chất lượng cao, lúa giống, con giống thủy sản. Thị xã cũng triển khai tổ chức các "tua" du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa để Nghĩa Lộ trở thành điểm đến gần xa của du khách trong nay mai.

Các tin khác

Nằm ở phía Tây của tỉnh, có diện tích tự nhiên 120.317 ha, nơi cư trú của trên 140 ngàn người gồm 9 dân tộc anh em; Kinh, Tày, Thái, Mông, Mường, Dao, Giáy, Khơ Mú, Hoa...

Nằm trên diện tích rộng 138.884 ha, huyện Văn Yên có trên 11 vạn người gồm 12 dân tộc Kinh, Dao, Tày, Mông, Xa Phó, Cao Lan... sinh sống.

 

Đây là huyện có nhiều lợi thế về hệ thống giao thông

Yên Bình là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Yên Bái. Có diện tích tự nhiên trên 76.278 ha là nơi chung sống của 103.000 dân với 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.

Trấn Yên là huyện vùng thấp nằm ở phía nam của tỉnh Yên Bái, diện tích tự nhiên 69.074 ha, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc cách thành phố Yên Bái 13,5 km.

 

Thị trấn Cổ Phúc - huyện lỵ Trấn Yên

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục