Huyện Văn Chấn
- Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2004 | 12:00:00 AM
Nằm ở phía Tây của tỉnh, có diện tích tự nhiên 120.317 ha, nơi cư trú của trên 140 ngàn người gồm 9 dân tộc anh em; Kinh, Tày, Thái, Mông, Mường, Dao, Giáy, Khơ Mú, Hoa...
Toàn huyện có 31 xã và thị trấn là: Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Nghĩa Tâm, Minh An, Đại Lịch, Thượng Bằng La, Thanh Lương, Thạch Lương, Nậm Mười, Sùng Đô, Sơn Lương, Nậm Lành, Nghĩa Lợi, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Cát Thịnh, Đồng Khê, Suối Bu, Suối Giàng, Phù Nham và ba thị trấn là: Nông trường Nghĩa Lộ, Nông trường trường Trần Phú, Nông trường Liên Sơn. Là một huyện miền núi gặp không ít những khó khăn, nhiều dân tộc, trình độ dân trí cũng như phong tục tập quán còn nhiều hạn chế. Song trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân trong huyện phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội ngày một hiệu quả. Được thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng Mường Lò rộng lớn phì nhiêu, rộng trên 2 ngàn ha, nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao vào sản xuất. Cùng với sự đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, tăng mức đầu tư thâm canh năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha. Bên cạnh việc đầu tư tăng năng suất huyện xây dựng vùng chuyên canh lúa đặc sản hàng hóa chất lượng cao, trên diện tích từ 1200-1500 ha. Khai thác, bảo tồn giống lúa nếp Tú Lệ thơm ngon. Đối với các xã vùng thấp tiếp tục trồng và đầu tư thâm canh diện tích trên 3.800 ha chè kinh doanh đạt năng suất 65 tạ/ha. Đến nay Văn Chấn là huyện có diện tích chè lớn nhất và sản lượng chè búp hàng năm chiếm trên 50% sản lượng chè toàn tỉnh. Các xã vùng cao còn trồng mới giống chè Shan, cùng với gần 4 vạn gốc chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng ở trên độ cao 1.200m, tạo ra một vung chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Văn Chấn cũng là nơi có nhà máy chế biến chè với công suất trên 40 tấn búp tươi/ngày, lớn nhất Đông nam á vào thập niên bảy mươi. Tài nguyên rừng và đất rừng cũng được khai thác hiệu quả với trên 41.480 ha rừng tự nhiên và hàng chục ngàn ha rừng trồng cây nguyên liệu. Rừng ở đây đa dạng sinh học cũng như các loại lâm sản quý hiếm như: đinh, lim, sến, lát hoa, pơ mu...; Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển mạnh. Nhờ những hướng đi phù hợp cùng với việc khai thác nội lực, tiềm năng thế mạnh nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 29/31 xã có điện lưới quốc gia, mạng lưới y tế, giáo dục rộng khắp. Tỷ lệ đói nghèo ngày một giảm còn 12%, số hộ giầu tăng trên 17%. Phong tục tập quán lạc hậu, làm ăn manh mún đã được đẩy lùi. Nền kinh tế - xã hội huyện đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Các tin khác
Nằm trên diện tích rộng 138.884 ha, huyện Văn Yên có trên 11 vạn người gồm 12 dân tộc Kinh, Dao, Tày, Mông, Xa Phó, Cao Lan... sinh sống.
Đây là huyện có nhiều lợi thế về hệ thống giao thông |
Yên Bình là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Yên Bái. Có diện tích tự nhiên trên 76.278 ha là nơi chung sống của 103.000 dân với 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.
Trấn Yên là huyện vùng thấp nằm ở phía nam của tỉnh Yên Bái, diện tích tự nhiên 69.074 ha, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc cách thành phố Yên Bái 13,5 km.
Thị trấn Cổ Phúc - huyện lỵ Trấn Yên |
Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh, được công nhận là đô thị loại III thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái cũ.