Yên Bái lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Đảm bảo tiến độ, chất lượng

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/3/2021 | 6:44:13 AM

YênBái - Thực hiện lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những hướng dẫn triển khai cho các địa phương lựa chọn sách giáo khoa phù hợp, trong đó có những thay đổi trong thẩm quyền lựa chọn SGK.

Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức Hội thảo trực tuyến giới thiệu các bộ SGK lớp 2, lớp 6 tới các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức Hội thảo trực tuyến giới thiệu các bộ SGK lớp 2, lớp 6 tới các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Cùng đó, ngành GD&ĐT có những giải pháp để đảm bảo tiến độ và chất lượng trong tham mưu lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã trao đổi với ông Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. 

P.V: Thưa ông, thẩm quyền lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi gì so với giáo khoa lớp 1 của năm học trước?

Ông Đào Anh Tuấn: Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc lựa chọn SGK lớp 1 do các đơn vị nhà trường chọn lựa, thì nay việc lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng từ năm học 2021 - 2022 sẽ thực hiện theo Thông tư số 25 của Bộ GD&ĐT với thẩm quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh, thay vì thẩm quyền lựa chọn là các nhà trường như quy định tại Thông tư 01. Thay đổi này là do thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục 2019.



Ông Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. 

PV: Vậy vai trò của các nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trong việc đề xuất lựa chọn SGK như thế nào?

Ông Đào Anh Tuấn: Theo Thông tư số 25 của Bộ GD&ĐT, quy trình lựa chọn SGK được thực hiện từ tổ chuyên môn và nhà trường. Cụ thể là tham gia đề xuất lựa chọn SGK: tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học; lập danh mục gửi người đứng đầu cơ sở giáo dục. 

Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp, gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học, báo cáo về phòng GD&ĐT danh mục SGK do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn; lập danh mục sách gửi phòng GD&ĐT để tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT, Sở sẽ tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự SGK có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp để Hội đồng xem xét, lựa chọn. Như vậy, việc lựa chọn SGK phải trên nguyên tắc: cơ sở hội đồng xem xét là các biên bản, đề xuất của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Điều này đảm bảo cho giáo viên được lựa chọn SGK phù hợp nhất cho chính người trực tiếp sử dụng.

Để đạt được điều đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT quán triệt đến các cơ sở giáo dục, mặc dù người đứng đầu cơ sở giáo dục không quyết định và chịu trách nhiệm về danh mục sách như năm học trước nhưng phải nghiêm túc thực hiện việc tổ chức cho các tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, dạy thử nghiệm, từ đó có nhận xét, đánh giá để tham gia đề xuất danh mục sách; đồng thời phát hiện những ngữ liệu chưa phù hợp trong các bản mẫu SGK để đề nghị chỉnh sửa.

P.V: Để lựa chọn SGK xong trước ngày 5/4/2021, Sở GD&ĐT có giải pháp như thế nào để đảm bảo tiến độ và đảm bảo chất lượng?

Ông Đào Anh Tuấn: Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK; ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn SGK sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022 và quyết định thành lập các hội đồng lựa chọn SGK. Sở cũng ban hành hướng dẫn cụ thể về việc đề xuất lựa chọn SGK để các cơ sở giáo dục thực hiện, kèm theo các đường link để các cơ sở giáo dục, tổ chuyên môn và nhà trường nghiên cứu bản mẫu điện tử SGK. 

Trước đó, Sở đã lập danh sách giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 để các nhà xuất bản gửi bản mẫu dạng PDF cho các giáo viên nghiên cứu, góp ý và đề xuất lựa chọn. Các phòng GD&ĐT đã tổng hợp và gửi Sở trước ngày 17/3/2021. Sở đã tổng hợp chuyển tới các hội đồng xem xét nghiên cứu, tham gia đánh giá, nhận xét và bỏ phiếu lựa chọn. Như vậy, với quỹ thời gian và hướng dẫn của Sở sẽ đảm bảo cho các khâu của quy trình lựa chọn SGK đạt chất lượng và đúng tiến độ theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

PV: Xin cảm ơn ông!
Thanh Ba (thực hiện)

Tags Yên Bái sách giáo khoa chất lượng ông Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT

Các tin khác
Tiết học của cô và trò lớp 1A, Trường Tiểu học và THCS Hợp Minh.

Cô giáo Hà Thị Thu Dung - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hợp Minh: "Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo. Hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi mà cả học sinh và thầy cô đều muốn đến". Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái đã triển khai thí điểm bộ tiêu chí "Trường học hạnh phúc" với 20 nội dung.

Giáo viên tại các địa phương đang đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) về việc báo cáo nội dung liên quan đến các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức.

Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương đạt thành tích cao tại kỳ thi WMTC.

Tham dự kỳ thi Toán thế giới WMTC, học sinh quận Ba Đình (Hà Nội) đã giảnh 41 giải, trong đó có 7 huy chương Vàng.

Ảnh minh họa

Với việc tiếng Hàn trở thành môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tổng số ngoại ngữ thí sinh có thể lựa chọn nâng lên thành 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục