Kiến nghị coi sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/8/2021 | 3:07:57 PM

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đề xuất với Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) để kiến nghị các cơ quan liên quan coi sách giáo khoa (SGK) là mặt hàng thiết yếu, được tạo điều kiện trong việc lưu thông phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên trong tình hình dịch bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của NXB Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) về công tác cung ứng SGK trước năm học mới, đối với SGK từ lớp 3 đến lớp 12, đến 15/8, NXB đã phát hành được 94% theo kế hoạch về các địa phương.

Đối với SGK lớp 1-2-6, đến ngày 15/8, NXBGDVN đã cung ứng tới các địa phương gần 37 triệu bản, đạt tỷ lệ 85%.

Giá bán SGK từ lớp 3 đến lớp 12 vẫn được giữ như những năm học trước. 

Vào thời điểm hiện tại, SGK đang là mặt hàng cấp thiết cần được vận chuyển, cung ứng kịp thời đến nhà trường, học sinh và giáo viên chuẩn bị cho khai giảng năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 nên việc vận chuyển SGK tới tận tay học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, NXBGDVN đề xuất với Bộ GD-ĐT kiến nghị các cơ quan liên quan coi SGK là mặt hàng thiết yếu, được tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, lưu thông phân phối đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Với khoảng 40 tỉnh/thành phố đã có thời gian khai giảng dự kiến, NXBGDVN đã đề nghị các nhà trường có phương án phù hợp để nhận SGK và kịp thời chuyển tới tay học sinh trước ngày khai giảng.

Đối với những tỉnh/thành phố chưa xác định thời gian tựu trường, NXBGDVN cam kết sẽ căn cứ kế hoạch của từng địa phương để xây dựng phương án cung cấp đầy đủ SGK.

Học sinh, giáo viên cũng có thể sử dụng phiên bản điện tử SGK, sách bài tập, sách giáo viên tại trang web: hanhtrangso.nxbgd.vn.
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Thầy cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải kiểm tra thiết bị tại phòng học thông minh.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nhiều năm qua, ngành giáo dục- đào tạo và chính quyền các địa phương cũng tích cực huy động các nguồn lực xã hội dưới nhiều hình thức để góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực này.

Hội viên Câu lạc bộ Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao giới thiệu sản phẩm sau khi tham gia lớp học dệt may, thêu thùa trang phục truyền thống.

Xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên là địa bàn có đông đồng bào Dao sinh sống với kho tàng văn hóa phong phú. Nhằm gìn giữ phát huy giá trị văn hóa quý báu ấy, Câu lạc bộ (CLB) Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao đã được thành lập.

Trang tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trên Báo Lao Động.

Chiều 16.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy thăm cơ sở vật chất mới của Trường PTDTNT THPT tỉnh

"Sự thay đổi về cơ sở vật chất của giáo dục Mù Cang Chải như một thước phim chuyển màu từ màu nhạt với những phòng học tạm trong trường học, những phòng học nhờ tại các điểm lẻ đến gam màu tươi sáng...". Đã hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy giáo Lê Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha chưa bao giờ thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở vật chất giáo dục như giai đoạn hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục