Trường Mầm non Hoa Lan (Nghĩa Lộ): Quan tâm giáo dục văn hóa truyền thống

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/11/2021 | 7:47:49 AM

YênBái - Chú trọng xây dựng các góc hoạt động trong lớp, góc nhà sàn, chợ quê, góc các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Thái Mường Lò ngay tại sân trường; cô và trò còn luyện tập múa xòe, học võ... Đó là những hoạt động của Trường Mầm non Hoa Lan, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ để hưởng ứng phong trào xây dựng mô hình “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học”.

Giờ học võ Nhất Nam của các bé Trường Mầm non Hoa Lan, thị xã Nghĩa Lộ.
Giờ học võ Nhất Nam của các bé Trường Mầm non Hoa Lan, thị xã Nghĩa Lộ.

Những năm qua, Trường Mầm non Hoa Lan, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ luôn duy trì tốt các hoạt động chuyên môn sát với hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã; thực hiện các chuyên đề trong năm học và phát huy kết quả Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” gắn với xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện và Phong trào "Xây dựng trường học hạnh phúc”. Đặc biệt, nhà trường còn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học”.

Trường hiện có 12 nhóm lớp với 372 học sinh. Để thực hiện tốt các chuyên đề, phong trào trên, nhà trường đã chú trọng xây dựng các góc hoạt động trong lớp, góc nhà sàn, chợ quê, góc các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Thái Mường Lò ngay tại sân trường. 

Đồng thời, cải tạo sân chơi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ; tổ chức nhiều hoạt động để trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, làm bánh ngày xuân, phiên chợ vùng cao… 

Các lớp học cũng xây dựng các mô hình nhà sàn và các hoạt động lao động sản xuất của dân tộc Thái; trưng bày đồ dùng, nông cụ dân tộc Thái trở thành góc hoạt động trải nghiệm bổ ích, yêu thích của các bé. Hàng tuần, vào chiều thứ 5, cô và trò còn luyện tập múa xòe tại sân trường. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tịnh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Thông qua mô hình, trẻ không chỉ được biết thêm về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn được bồi đắp thêm vốn ngôn ngữ, hiểu biết về cội nguồn, nâng cao ý thức dân tộc và tình yêu quê hương, làng bản. Hiện nay, đội ngũ giáo viên của Trường đã tích cực, chủ động tìm tòi các biện pháp, hình thức nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc để ứng dụng vào hoạt động giảng dạy, giúp trẻ trải nghiệm tốt hơn”. 

Năm học 2021 - 2022, nhà trường phối hợp với Câu lạc bộ võ Nhất Nam, thị xã Nghĩa Lộ dạy võ cho các em mẫu giáo 5 tuổi. Bộ môn võ thuật này khá uyển chuyển và phù hợp với độ tuổi của các em. Không chỉ dạy về đạo đức, sự tự tin, lòng dũng cảm mà còn giúp các em rèn luyện tinh thần thượng võ và đạo lý "tôn sư trọng đạo” của dân tộc. 

Thầy Hoàng Nam - Chủ nhiệm Câu lạc bộ võ Nhất Nam cho biết: "Dạy võ cho trẻ mầm non với các bài võ đơn giản nhất, trong đó kết hợp dạy môn đạo đức và thể dục trong nhà trường giúp trẻ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa rèn luyện đạo đức, dần hoàn thiện nhân cách, sống có ích, biết giúp đỡ mọi người… Qua đó, góp phần phát triển thể chất, thẩm mỹ và giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảm nhận, lưu giữ sâu sắc nét đẹp đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc”.

Được biết, thời gian tới, nhà trường tiếp tục thực hiện phương châm: "Vừa học, vừa chơi, vừa giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” vào các giờ thể dục, ngoại khóa, sinh hoạt của các khối lớp theo độ tuổi. 

Đặc biệt, tập trung vào thực hiện Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” gắn với xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện; triển khai thực hiện Phong trào "Xây dựng trường học hạnh phúc” và xây dựng môi trường khang trang với 3 tiêu chuẩn và 19 tiêu chí của Phong trào thi đua "Trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”; các góc chơi trong và ngoài lớp học được thiết kế khoa học; đồ dùng, đồ chơi tự tạo phong phú đa dạng, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, kích thích sự khám phá, trải nghiệm và hoạt động vui chơi của trẻ…
Trần Ngọc

Tags Vừa học vừa chơi giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Trường Mầm non Hoa Lan Thái Mường Lò Nghĩa Lộ

Các tin khác
Phòng học Tin học của nhà trường được trang bị hiện đại.

Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái (CĐSP) - “nôi” đào tạo rất nhiều thế hệ giáo viên cho tỉnh Yên Bái cũng như nhiều địa phương lân cận. Sứ mệnh lịch sử ấy đã góp phần vào công cuộc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở của tỉnh. Đặc biệt là tham gia đào tạo tiếng Việt và một số chuyên ngành cho lưu học sinh nước bạn Lào.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Cờ thi đua của UBND tỉnh tặng Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm học 2020 - 2021.

Đúng 60 năm trước đây, Trường Sơ cấp Sư phạm Lao - Hà - Yên, nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái được Bộ Giáo dục cho phép mở lớp đào tạo giáo viên cấp II tại tỉnh Yên Bái. 60 năm qua là một chặng đường dài với rất nhiều sự kiện và thành tựu đáng tự hào của nhà trường.

Trong những ngày này, hòa niềm vui chung Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thế hệ thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái còn có thêm niềm vui, đó là mốc son kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết và Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng khai trương Cổng thông tin điện tử Hội giảng.

Chiều 12/11, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 với thông điệp "Đổi mới - sáng tạo - thích ứng - hội nhập" đã được tổ chức trực tuyến và trực tiếp tại hội trường Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục